| Hotline: 0983.970.780

Mảnh đất cắt đứt tình thân

Thứ Ba 30/12/2014 , 08:20 (GMT+7)

Suốt mấy chục năm tần tảo làm ăn, tạo dựng cơ ngơi, nuôi con ăn học, đến cuối đời, khi cuộc sống phải dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp vì đủ thứ bệnh trong người, người đàn ông ấy lại bị chính những đứa con ruột dồn ra túp lều ngoài góc vườn. 

Những tưởng ông sẽ được luật pháp bảo vệ khi phân xử, nhưng không phải…

UBND TP “QUA MẶT” TÒA TỐI CAO?

Đó là ông Dương Thế Xương, 85 tuổi, ngụ tại số 712, Kha Vạn Cân, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP HCM. Ông Xương hiện đang mang trong người gần chục căn bệnh hiểm nghèo, nên mọi hoạt động, sinh hoạt của ông đều gói gọn trên chiếc giường nhỏ.

Ông có nguy cơ lúc “về với tổ tiên” sẽ không có chỗ làm đám tang, bởi túp lều nơi ông đang ở đang trong “tầm ngắm” của cơ quan thi hành án: Thu hồi để giao cho người khác, dù cơ ngơi này do chính ông và vợ là bà Lâm Thị Hẹ (mất năm 1995) gây dựng từ hơn 50 năm qua.

Theo hồ sơ vụ việc, mảnh đất tranh chấp nói có diện tích 1.457m2, nguồn gốc do cha của ông Trần Văn Ráng (chết năm 1960) đứng tên.

Năm 1962, ông Ráng cho vợ chồng ông Xương thuê 360m2 để cất nhà ở. Phần còn lại do ông Xương mua và sang nhượng lại từ 2 người khác. Vợ chồng ông Xương làm nhà ở, trồng cây và kinh doanh vườn cây kiểng ổn định đến nay.

Năm 1993, ông Ráng có đơn khiếu nại đòi lại phần đất ông Xương đang sử dụng, TAND huyện Thủ Đức (cũ) đã mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên xử: Giao ông Xương sử dụng 797m2, giao cho ông Ráng sử dụng 660m2. Gia đình ông Xương kháng cáo.

Ngày 26/1/1994, UBND TP HCM đã ban hành quyết định số 293, với nội dung: “Bác đơn khiếu nại đòi lại đất của ông Trần Văn Ráng, cho phép ông Dương Thế Xương được tiếp tục sử dụng phần đất 1.457m2 đất theo nguyên trạng”. Năm 2006, UBND quận Thủ Đức đã cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho ông Xương.

Gia đình ông Ráng tiếp tục khiếu nại. Ngày 18/3/2011, TAND TPHCM đã mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm ngày 5/3/1993 của TAND huyện Thủ Đức, bác đơn khiếu nại của ông Ráng, giữ nguyên quyết định 293.

Khi việc tranh chấp với gia đình ông Ráng tạm lắng thì lúc này, trong gia đình ông Xương bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn về việc chia tài sản thừa kế giữa những người con ông Xương, do bà Vân làm đại diện với ông Xương.

19-08-51_nh-2
Mang trong mình đủ thứ bệnh, nhiều năm nay ông Xương sinh hoạt trên chiếc giường này. May mắn là ông còn một người con trai chăm sóc

“UBND TPHCM  ban hành quyết định số 4988, sửa quyết định số 293/QĐ-UB-NN ngày 26/1/1994 của UBND TPHCM chia cho bà Nguyễn Thị Nga 630m2 đất, trong 1.457m2 đất mà Tòa phúc thẩm đã chia là không đúng theo qui định tại Điều 19 Bộ luật Tố tụng dân sự. 
Trường hợp phát hiện bản án phúc thẩm có sai sót trong quá trình xét xử, hoặc có tình tiết mới, UBND TPHCM phải kiến nghị Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm để hủy bản án phúc thẩm, theo Điều 288 và 308 Bộ luật Tố tụng dân sự. Sau đó mới ban hành quyết định giải quyết tranh chấp”, Luật sư Nguyễn Hồng Cơ, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Vụ việc được đưa ra tòa. Ngày 3/7/2009 TAND tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên toàn bộ nhà đất số 712, Kha Vạn Cân là tài sản chung của vợ chồng ông Xương. Theo đó, ông Xương có một nửa. Phần còn lại của bà Hẹ, vợ ông Xương, do không để lại di chúc trước khi chết nên phần của bà Hẹ được chia đều cho 10 thừa kế, gồm ông Xương và 9 người con.

Điều khó hiểu là, mặc dù bản án đã có hiệu lực, nhưng mãi đến năm 2014 vẫn chưa được thi hành! Để rồi, ngày 10/10/2014, UBND TP.HCM bất ngờ ra Quyết định điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 293 ngày 26/1/1994.

Theo đó, gia đình ông Trần Văn Ráng (do con ông Ráng là chị Nguyễn Thị Nga đại diện) từ chỗ bị bác đơn nay được công nhận cho sử dụng phần đất diện tích 630m2 trong số 1.475m2 đất nói trên. Nguyên nhân dẫn đến việc UBND TP.HCM ra quyết định này là do Bộ TN-MT có công văn kiến nghị giải quyết theo đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Nga!

MẤT TÌNH CHA CON, ANH EM

Ngay sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, bà Dương Thị Bích Vân, con gái ông Xương đã đẩy ông Xương ra căn lều ở góc vườn, trên phần đất ông Xương được tòa chia, còn gia đình bà sống trong căn biệt thự ở đầu khu đất.

Hàng ngày, ông được người con trai thứ 8 là anh Dương Hữu Hiệp, người con duy nhất còn coi trọng đạo lý làm con, chăm sóc. Anh Hiệp nói: “Tình hình này, tôi sợ lúc qua đời, chỗ làm đám tang cho cha cũng không có”. Anh Hiệp cho biết, trong số 9 anh em, chỉ có anh và người anh cả bênh vực cha, 7 người còn lại của anh đều đứng về phía đối lập...

Do bản án chưa được thi hành nên từ 5 năm nay, 2 cha con ông Xương phải sống trong cảnh bần cùng. Mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên là khu vườn (trong đó có túp lều) nước ngập ngang ống chân, nước sinh hoạt phải dùng nhờ hàng xóm...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.