| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về hoa Mimosa

Thứ Ba 08/05/2012 , 10:45 (GMT+7)

Xin cho biết tên khoa học của loài hoa Mimosa và nếu có thể được xin cho cháu lời bài hát về loài hoa cháu rất yêu quý này.

* Xin cho biết tên khoa học của loài hoa Mimosa và nếu có thể  được xin cho cháu lời bài hát về loài hoa cháu rất yêu quý này.

Hoàng Thùy Chi, Đà Lạt, Lâm Đồng

Mimosa là một loài cây thân gỗ. Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể tạo nên một tán lá, rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ, lá kép hình ô-van, dài khoảng 2cm, mặt dưới của lá có  mầu trắng bạc như phủ một lớp phấn trắng... Vào mùa mưa, những cây Mimosa đến mùa sung mãn, cây nào cũng cành lá sum xê. Đến tháng 11, khi mùa mưa cao nguyên ngớt dần, hoa đã lấm tấm đầy cành, rồi nở rộ cho đến hết mùa xuân...

Theo nhà khoa học Nguyễn Đình Hòe thì Đà Lạt không chỉ  có 1 mà có đến 2 loài hoa cùng được gọi chung tên “Mimosa”: Đó là keo lá tròn Acacia podalyriaefolia Cunn.ex G.Don và keo bạc Acacia dealbata Link, đều thuộc chi keo Acacia, không phải thuộc chi Trinh nữ (cũng có tên là Mimosa) như nhiều người nhầm tưởng. Thoạt nhìn rất giống nhau, đều có bông màu vàng sáng hình cầu như chùm tia nắng, nhưng có thể phân biệt rất dễ qua hình dạng và cấu trúc lá. “Mimosa Đà Lạt” đâm bông từ khoảng tháng 10 dương lịch đến mùa xuân năm sau, nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân, tạo nên một nét riêng cho Đà Lạt .

Ở Việt Nam cũng chỉ có Đà Lạt là có loài hoa này nên nhiều người coi “Mimosa” là loài hoa biểu trưng cho thành phố hoa và sương mù. Mimosa Đà Lạt (Acacia dealbata, keo bạc) có các lá từ màu lục xám tới màu bạc và các hoa màu vàng sáng.

Bài hát Mimosa của nhạc sĩ Trần Kiết Tường vốn cũng đã kịp nằm lòng những cặp tình nhân cả mấy chục năm qua. Bản tình ca nổi tiếng này là một trong nhũng “chứng chỉ”  khẳng định cái tên “Mimosa” cho hoa Acacia Đà Lạt.

"Mi-mô-za! Từ đâu em tới ?/Mi-mô-za! Vì sao em tới đất này ?/Đà Lạt đồi núi chập chùng/ Đà Lạt trời mây nước mênh mông .../ Mi-mô-za! Từ đâu em tới ?/ Mi-mô-za! Vì sao em tới đất này?/ Ngày ngày thầm sống quanh đồi/Cuộc đời dầm mưa nắng sương rơi/Anh đã biết rồi, em ơi vì sao em tới/Anh đã biết rồi em ơi, vì em yêu cuộc sống trên cao/có thông reo rì rào/Vì em yêu dòng thác Cam Ly,  như cuộc sống đang dâng trào/Vì em yêu nước hồ Xuân Hương/ Yêu thành phố hương hoa.../Đã từng... lưu luyến trái tim ta ...!!!/Mi-mô-za!Em hoa Mi-mô-za!  Mi... mô - za ......!!!/ Mi-mô- za Từ đâu em tới ?/Mi-mô-za! Vì sao em tới đất này?  Ngày ngày thầm sống quanh đồi/Cuộc đời dầm mưa nắng sương rơi."

* Xin cho biết ngôi sao võ thuật điện ảnh Lý Tiểu Long đã chết vì bệnh gì trong khi còn rất trẻ? 

Hồ  Quý Phong, Hoài Ân, Bình Định

Lý Tiểu Long (Li Xiaolong; Bruce Lee); tên thật là Lý Chấn Phiên; sinh ngày 27-11-1940 tại San Francisco , mất ngày 20-7-1973 tại Hồng Kông (Trung Quốc), hưởng dương có 33 tuổi. Anh là một người Mĩ gốc Hoa, một diễn viên võ thuật nổi tiếng trong nền điện ảnh Mĩ và là người sáng lập võ phái Triệt quyền đạo. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì vào ngày 20/2/1973, Lý Tiểu Long tham dự ngày lễ thể thao tại trường St. Francis Xavier.  

Lý Tiểu Long đã có tấm vé sẵn sàng trở về Mỹ cho buổi trình diễn trước công chúng, và anh dự định sẽ xuất hiện trên chương trình của Johnny Carson. Raymond Chow đến nhà Lý Tiểu Long và hai người cùng bàn bạc về kế hoạch cho bộ phim Trò chơi tử thần (Game of Death). Raymond và Lý Tiểu Long tới thăm diễn viên Betty Ting Pei  tại căn hộ của cô để bàn về vai diễn của cô trong phim Game of Death. Họ dự định sẽ có bữa ăn tối để gặp George Lazenby và mời anh tham gia vào phim. Lý Tiểu Long nói rằng anh cảm thấy bị đau đầu, hỏi mượn tạm thuốc giảm đau của Betty, sau đó anh nằm lại trên giường của cô chờ đến bữa tối.

Lúc 9:00 tối, Chow nhận được cú điện của Betty; cô nói đã cố đánh thức Lý Tiểu Long nhưng anh không dậy. Betty đã gọi bác sĩ riêng của cô, ông ta cố giúp Lý Tiểu Long hồi tỉnh và sau đó đưa anh đến bệnh viện. Nhưng Lý Tiểu Long đã không thể tỉnh lại và anh đã vĩnh viễn ra đi. Lý Tiểu Long chết tại Hồng Kông vì chứng phù não (não bị sưng to). Sau nhiều cuộc thảo luận và tranh cãi, các bác sĩ đã công khai nguyên nhân tử vong của Lý Tiểu Long là "chết do tai nạn bất ngờ".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm