| Hotline: 0983.970.780

Núi vàng được cấp phép khai thác... chì

Thứ Tư 04/08/2010 , 11:00 (GMT+7)

Để sáng tỏ câu chuyện về những kỳ bí trong hang cổ trên ngọn núi xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), sáng hôm sau tôi và Vọ đã quyết tâm lần theo dấu ngựa tải lương thực để đến tận đại bản danh của thủ lĩnh vùng sơn cước này.

Để sáng tỏ câu chuyện về những kỳ bí trong hang cổ trên ngọn núi xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), sáng hôm sau tôi và Vọ đã quyết tâm lần theo dấu ngựa tải lương thực để đến tận đại bản danh của thủ lĩnh vùng sơn cước này.

>> Khám phá hang cổ trên núi vàng Ngân Sơn

Bể ngâm hoá chất.
Một ngày thấm mệt khi đi tìm các hang cổ cũng đã qua, tôi ngủ lại một nhà người quen của Vọ. Đêm giữa hè nơi không điện, đáng lẽ phải nóng bức lắm, nhưng khi nắng chiều khuất núi, gió mát thổi vù vù và đêm thì hơi lạnh phải đắp chăn bông mới ngủ được.

Trong câu chuyện, Vọ và người chủ nhà tên Sình liên tiếp mời rượu và kể cho nghe những câu chuyện về các hang vàng trên ngọn núi này. Vọ tuyên bố nếu tôi xin được một giấy cho phép vào một cửa hang để khai thác vàng, anh sẵn sàng biếu cả cặp bò (tài sản lớn nhất của gia đình Vọ), vì anh khẳng định ở trong các hang đó có vàng bạc, người ta đã khai thác vụng trộm đã nhiều năm qua là để lấy vàng bạc chứ không phải là chì, kẽm.

Câu chuyện rôm rả đến mãi nửa đêm, khi rượu đã ngấm và trăng đêm vắt ngang ngọn núi, chúng tôi mới đi ngủ. Sáng hôm sau tiếp tục cuộc hành trình đến đại bản danh của thủ lĩnh vùng sơn cước này. Theo kinh nghiệm của Vọ, ai muốn lên ngọn núi cao nhất này phải được sự đồng ý của ông Khang. Vọ muốn khẳng định tài năng của mình khi đưa tôi đi “cửa sau” để tôi nhìn tận mắt người ta làm vàng, đó phải leo ngược dốc thẳng đứng nơi công nhân đang làm.

Phải vất vả lắm mới leo lên được đến tận nơi và loại bỏ sự kiểm soát ngặt nghèo của hệ thống bảo vệ mỏ, tôi và Vọ len lỏi qua các lùm cây lúp xúp và vạt ngô của ông Khang đến thẳng nơi có mấy công nhân đang làm việc. Thấy chúng tôi xuất hiện, ban đầu mọi người cũng ngạc nhiên, nhưng thấy chúng tôi làm thinh, họ tưởng là "sếp" Khang đã đồng ý nên hỏi gì nói đó, cho chụp hình thoả mái. Khi tôi hỏi về qui trình nghiền tuyển và lấy gì trong đó, một “đầu cánh” cho biết trong này có đủ kim loại quí hiếm từ vàng, bạc, chì, kẽm… nhưng phải có phương pháp sử dụng hoá chất để tách từng loại ra khỏi tạp chất. Thanh niên này cũng không quên tra hỏi lại chúng tôi: 

- Đã được sếp đồng ý chưa mà chụp và hỏi nhiều thế?

Tôi nhanh nhảu trả lời:

- Sếp Khang không đồng ý tôi vào đây sao được!

Câu trả lời khá liều lĩnh của chúng tôi khiến anh thanh niên này bớt nghi vấn và chỉ vào bể ngâm hoá chất và dẫn giải: “Vàng, bạc, kim loại quí nằm hết trong đó, tôi chỉ biết làm đến công đoạn này, còn công đoạn sau không được biết, ông muốn rõ phải hỏi sếp Khang”.

Khi câu chuyện đã hòm hòm, tôi và Vọ leo tiếp lên nơi chỉ huy của thủ lĩnh Khang. Thấy người lạ không điện báo trước mà có mặt, bà vợ ông Khang vội hỏi:

- Các anh đi tìm gì đó, tìm người hay trâu bò lạc?

Tôi trả lời chị ta là tìm gặp ông Khang. Vừa nói tôi vừa tranh thủ chụp mấy tấm hình quanh khu nhà. Đúng như lời mô tả của dân trong vùng, nơi ở của ông Khang khá vững chắc và chu đáo từ giường ngủ, điện thoại, ti vi, khung ảnh treo có các lãnh đạo tỉnh đều được bài trí rất đẹp.

Một lát sau ông Khang xuất hiện đúng lúc tôi đang tranh thủ chụp những bức hình quanh khu mỏ. Ông Khang tỏ rõ sự không hài lòng, vì theo ông muốn vào đến nơi này phải được sự đồng ý của ông. Tiếp chúng tôi, ông Cao Văn Khang  - Giám đốc Cty TNHH Hoàng Giang tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi những vị khách không mời mà đến nhà, vì theo ông Khang, nơi này đường xá xa xôi, tất cả mọi người muốn đến đây đều phải báo trước, nếu không sẽ bị đói vì không thể về ngay được, hơn nữa nhà dân cũng rất xa lấy gì mà ăn. Khi tôi giới thiệu về mình, ông Khang cũng yên tâm và mời chúng tôi ở lại ăn bữa cơm chiều nhưng Vọ thì kiên quyết không nghe. Theo anh có ra đến ngoài đường cũng trước lúc mặt trời xuống núi, tôi đành chiều theo ý của Vọ. Sau khi trao đổi qua loa, chúng tôi chia tay ông Khang và lại lần mò theo những dấu vết ngựa thồ mà tìm ra Quốc lộ 3. Với một thổ địa và có đầy kinh nghiệm như Vọ mà hôm đó chúng tôi còn bị lạc hướng, nên đi mãi đến lúc tắt nắng mới ra đến quốc lộ 3, đoạn lưng chừng đèo gió.

Cũng có lẽ như vậy nên trong các quyết định xin đầu tư mỏ và xin cấp mỏ, Cty TNHH Hoàng Giang đều ghi rõ là mỏ chì kẽm Pác Ả xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn chứ không nói gì đến từ nào là vàng bạc.

Tuy nhiên, khi tiếp cận được với quyết định cấp phép khai thác số 1672/GP-UBND ngày 4/9/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn thì chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng bởi trong giấy phép này đề rõ là có tận thu vàng: Cấp phép khai thác chì kẽm Pác Ả cho Cty TNHH Hoàng Giang, tổng trữ lượng khai thác 24.000 tấn quặng, công suất 4.000 tấn/năm, sản phẩm sau chế biến: chì kẽm 40 tấn, vàng 7,3 kg, bạc 80 kg. Giấy phép này có giá trị trong 7 năm kể từ ngày ký (một năm xây dựng hầm lò khai thác, 6 năm khai thác).

Nhìn vào quyết định cấp phép là chì kẽm và lượng vàng thu được quá ít ỏi thế này thì thật sự không tương xứng với lời đồn từ xa xưa về ngọn núi vàng Ngân Sơn cũng như tên tuổi của người thủ lĩnh tiếng tăm trên ngọn núi này. Và như vậy, người ta có quyền đặt một câu hỏi nghi ngờ.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Để Ba Chẽ không chia cắt trong mùa mưa bão

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo người dân không bị 'ngăn sông, cách suối' trong mùa mưa bão.