| Hotline: 0983.970.780

Tiếp bài "Hai mươi năm tàn phá môi trường": Người dân rất bức xúc

Thứ Năm 17/11/2011 , 10:39 (GMT+7)

Báo NNVN ngày 26/9 có bài "Hai mươi năm tàn phá môi trường", phản ánh về việc Xí nghiệp Vonfram tại xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) xả nước thải xuống hồ sản xuất, làm chết lúa của dân, tàn phá môi trường. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

Vượt qua khoảng 3 km của dòng suối Cóc Mỵ, nơi đưa nước đến các thôn: Kế Tân, Ninh Tân, Vạt Chanh xã Thiện Kế để “tai nghe mắt thấy” những nỗi khổ hàng ngày của người dân hưởng lợi từ dòng suối này và lội ngược khe nước màu đục đỏ, chúng tôi đến công trường của Xí nghiệp Vonfram Thiện Kế.

Mấy quả đồi được san gạt tan hoang để tìm quặng và làm khai trường hiện đang trống hoác, mấy chiếc lán tạm bợ của cư dân mót quặng dựng lên bãi đất đá ngổn ngang, phía dưới khai trường là sàn tuyển quặng đang tuyển rửa, nước đặc quánh bùn đất lẫn asen (thạch tín) tuôn ra bãi thải đã đầy ắp và tràn xuống hồ thuỷ nông (dân thường gọi hồ Bộ Đội), từ đó, nước đục lần theo lối mòn hoà vào con suối Cóc Mỵ, chảy đến các thửa ruộng.

Anh Đặng Hữu Thắng, Trưởng thôn Kế Tân, cho biết: “Trước đây, khe suối Cóc Mỵ nước trong xanh, tôm cá nhiều lắm, nhưng bây giờ đến đỉa cũng chẳng còn, dân sợ dòng suối này hơn sợ hủi, vì con gì uống phải nước suối này đều mắc bệnh tật; gà vịt chết hàng loạt, lúa cũng chẳng sống sót nổi, chẳng biết ở trong nước đó có chất gì mà độc hại thế".

Từ năm 2006 đến nay, thấy dân trong thôn bức xúc nhiều về tình trạng ô nhiễm nước ăn, nước sản xuất nên trong các cuộc tiếp xúc cử tri với các Đại biểu HĐND xã, huyện, tỉnh, ông Nguyễn Văn Bài, cán bộ Mặt trận thôn Kế Tân, đem ý kiến, nguyện vọng giảm thiểu ô nhiễm của bà con chuyển đến chính quyền cấp trên, nhưng mọi việc cứ im lặng, chẳng ai giải quyết.

Nhưng khổ nỗi, việc ô nhiễm không chỉ trên dòng chảy con suối, mà nó đã đi sâu vào hệ thống nước ngầm khiến giếng ăn của nhiều hộ gia đình phải bỏ hoang hoá, vì nước có mùi khét lẹt, không thể uống được. Anh Vũ Văn Thức, Trưởng thôn Ninh Tân, rất bức xúc: “Giếng nước nhà tôi đào và dùng nước ăn từ năm 1974, cả làng này ai cũng khen nước trong sạch, ngon nhưng đến năm 2009 có một trận mưa lớn, nước thải trên mỏ Vonfram tràn xuống cánh đồng này thì nước giếng không thể uống được nữa, vì đem pha chè có mùi hôi, tanh". 

Thấy nhiều hộ phải đi xin nước ăn hàng ngày, Xí nghiệp Vonfram Thiện Kế đã “chấp nhận” khoan giếng ăn cho một số hộ dân bị ô nhiễm nặng gần suối Cóc Mỵ nhưng vẫn không hiệu quả, vì nước bơm từ giếng khoan lên vẫn có mùi hôi, nên họ vẫn phải đi xin nước ăn hàng ngày và chấp nhận sống chung với ô nhiễm. Thiết nghĩ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang cần sớm vào cuộc, giải quyết những vấn đề nêu trên, tránh bức xúc kéo dài tại Thiện Kế.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm