| Hotline: 0983.970.780

Uốn nắn trẻ em thô lỗ

Thứ Bảy 21/10/2017 , 08:15 (GMT+7)

Cha mẹ thường không nghĩ là con mình lớn lên sẽ thành một kẻ bắt nạt người khác. Để tránh xảy ra điều này, bạn cần cho con hiểu về sự đồng cảm ngay từ khi con còn nhỏ.

Chị Thảo, ở quận 3, TP.HCM buồn bã tâm sự: “Con trai tôi đang học lớp Bốn mà đã tham gia một nhóm thường xuyên gây gổ, chặn lấy đồ dùng của bạn. Làm cha mẹ, nào ai muốn vậy. Một mặt, tôi phải khéo léo đi xin lỗi phụ huynh của những bé bị con mình gây gổ, mặt khác phải nhờ thầy cô giúp sức để giáo dục, ngăn chặn những hành vi không đúng của con. Thế mà… Mỗi khi nghe nhà trường phản ánh con gây sự, tôi lại lo lắng. Không lẽ gia đình tôi không thể giáo dục, răn dạy con?”. Cha mẹ thường không nghĩ là con mình lớn lên sẽ thành một kẻ bắt nạt người khác. Để tránh xảy ra điều này, bạn cần cho con hiểu về sự đồng cảm ngay từ khi con còn nhỏ.
 

Tìm hiểu suy nghĩ của con

Nếu bạn xem thường, không thể hiện thái độ về vấn đề này ngay thời điểm đó, chuyện gây hấn có thể trở thành bản chất của trẻ. Tuy vậy, để dập tắt những biểu hiện gây gổ, làm tổn thương người khác ở trẻ, bạn phải thấy được điều bí ẩn nằm sau cách cư xử ấy. Bởi trong thực tế, các trận ẩu đả được khơi mào bởi những căn nguyên khác nhau. Có thể trẻ bị sống trong môi trường có một hoặc một số thành viên dùng bạo lực cư xử với nhau hay để giáo dục trẻ.

09-16-59_trng_14-2
Ảnh minh họa

Chẳng hạn, người cha thường bạo hành người mẹ khi bực bội, trẻ chứng kiến và nghĩ hành hung là cách cư xử bình thường. Hoặc trẻ thường bị cha mẹ đánh vì nhiều lý do khác nhau khiến trẻ tưởng đánh người khác là cách giải quyết sự việc nhanh gọn nhất. Trong quá trình giáo dục trẻ, có thể cha mẹ chưa quan tâm đến việc dạy trẻ cách lấy lại bình tĩnh.

Do đó, khi có bức xúc với bạn bè, trẻ thiếu khả năng điều hòa cảm xúc, không làm chủ được hành vi. Có thể do trẻ quá nhạy cảm, luôn nghiêm trọng hóa vấn đề, cho rằng chỉ động thủ mới có thể giải quyết vấn đề. Những trẻ thường xuyên xem các hình ảnh bạo lực trên các phương tiện truyền thông thiếu sự kiểm duyệt thấu đáo của cha mẹ cũng có xu hướng bạo hành người khác khi có thể.
 

Giúp trẻ nhận thức cảm xúc của người khác

Cảm nhận cảm xúc của người khác phải được hình thành từ khi trẻ còn nhỏ, để hình thành nên thói quen, bản chất. Nhiều cha mẹ chỉ chú trọng đến cảm xúc, suy nghĩ của trẻ mà không dành thời gian để cùng trẻ thảo luận về cảm xúc của trẻ khác. Vì thế, trẻ cần được hướng dẫn, chỉ dạy để hiểu về cảm xúc của bạn. Ví dụ, khi đang chơi mà bị bạn lấy mất đồ chơi, thay vì nói với con: “Ba/mẹ thấy con tức giận khi bạn lấy đồ chơi của con”, bạn nên nói: “Ba/mẹ thấy con rất giận khi bạn lấy đồ chơi của con. Ba/mẹ nghĩ, bạn ấy cũng gận dữ như vậy khi con không cho bạn ấy chơi cùng”.

Không tốt lắm khi để trẻ nhìn thấy điểm yếu hay cảm bị thương của bạn. Trong trường hợp đó, bạn nên cho trẻ biết thông cảm, thấu hiểu và tạo điều kiện để trẻ giúp đỡ bạn như một người lớn. Ví dụ, bạn có thể nói: “Ba/mẹ xin lỗi vì bây giờ ba/mẹ chưa thể chơi với con được. Nhiều công việc quá mà ba/mẹ chưa làm xong. Chúng ta cùng làm rồi chơi con nhé”.
 

Để trẻ giãi bày sau xung đột

Xung đột là điều thường thấy ở trẻ nhỏ. Bên cạnh sự can ngăn, bạn cần cho trẻ giảng hòa và để trẻ được nói lên cảm xúc bản thân. Đó là cách giúp trẻ hiểu hơn về suy nghĩ của người khác. Cha mẹ nên cùng con chia sẻ về những việc xảy ra trong ngày, nhất là các mối quan hệ và cách cư xử. Bạn cũng có thể đưa ra những bình luận tương tự với các nhân vật trong sách hay trên truyền hình.

Việc trêu chọc nhẹ nhàng sẽ không gây tổn thương cho trẻ, nhưng với những trẻ có độ nhạy cảm cao thì điều này nếu lặp đi lặp lại có thể khiến bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau. Khi người bị trêu có biểu hiện không thích thì trẻ nên dừng lại hành động của mình.
 

Điều cha mẹ cần làm

Đó là giúp trẻ kiểm soát hành vi quá khích. Để giúp trẻ và cũng là giúp chính mình vượt qua vấn đề này, bạn nên kiên nhẫn dạy trẻ cách kiểm soát hành vi quá khích. Cha mẹ nên ghi nhận và khích lệ khi trẻ biết làm chủ, điều hòa cảm xúc. Khi thấy trẻ bày tỏ cảm xúc hào thuận với bạn bè, hãy khen trẻ và biểu thị thái độ đánh giá cao các cố gắng của trẻ. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ cảm nhận hậu quả của việc đánh nhau. Khi trẻ bắt đầu cố ý gây sự với bạn, hãy cho trẻ ra ngoài để trẻ chứng kiến, theo dõi những bạn khác vui chơi với nhau. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng, trẻ chỉ được chơi khi sẵn sàng chia sẻ, vui đùa cùng bạn và không được gây gổ làm bạn đau.

(Kiến thức gia đình số 41)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất