| Hotline: 0983.970.780

7 thương nhân đầu mối xăng dầu chiếm dụng hàng ngàn tỷ Quỹ bình ổn giá

Thứ Bảy 06/01/2024 , 22:58 (GMT+7)

7 thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích, không kết chuyển tài khoản về quỹ trước khi hoàn trả lại với số tiền 7.927 tỷ đồng.

Sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích

Kết luận của Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực xăng dầu vừa được công bố vừa nêu tên 7 thương nhân đầu mối sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích trong thời gian qua. Ngoài ra, trong hoạt động quản lý Quỹ bình ổn giá, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại quản lý Quỹ bình ổn giá phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngân hàng.

Điều này dẫn đến có 7/15 thương nhân đầu mối đã sử dụng Quỹ bình ổn giá sai mục đích, không kết chuyển tài khoản về quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại với số tiền là 7.927 tỷ đồng.

Hải Hà, Việt Oil là hai trong 7 thương nhân đầu mối chiếm dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích.

Hải Hà, Việt Oil là hai trong 7 thương nhân đầu mối chiếm dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích.

Trong số này, gồm Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà, Công ty TNHH thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên.

Có 3 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã trích lập và chỉ sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với khối lượng xăng dầu vượt so với khối lượng trên sổ sách, dẫn đến trích lập Quỹ bình ổn giá sai với số tiền 4,7 tỷ đồng và chi sử dụng quỹ sai với số tiền 22,5 tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty Thủy bộ Hải Hà đã trích quỹ vượt khối lượng với số tiền 4,7 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng chi vượt khối lượng 4,6 tỷ đồng, Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp chi vượt khoảng 3,3 tỷ đồng.

Công ty Xuyên Việt Oil trích lập Quỹ bình ổn giá thiếu 3 tỷ đồng; Công ty Dầu khí Đồng Tháp đã thực hiện một số bút toán điều chỉnh giảm Quỹ bình ổn xăng dầu với số tiền 10,2 tỷ đồng không phù hợp với nguyên tắc kế toán.

Một số thương nhân đầu mối không có biên bản kiểm kê kho xăng, dầu khi xuất bán tại các kỳ điều hành Quỹ bình ổn giá của Bộ Công Thương, trích lập quỹ dựa trên số lượng ghi trên hóa đơn, không thực hiện trích theo số lượng hàng hóa giao thực tế. Một số đầu mối cũng chưa gửi thông báo tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng nơi mở tài khoản Quỹ bình ổn giá tới Bộ Tài chính và Bộ công Thương để phục vụ công tác quản lý; không thực hiện tổng hợp báo cáo việc trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá khi kết thúc năm tài chính; không thực hiện đăng thông tin về số trích lập, số sử dụng và số dư quỹ hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước...

Xăng dầu Hải Hà. 

Xăng dầu Hải Hà. 

Từ đầu năm 2017 đến hết năm 2021, khi kết thúc năm tài chính, các thương nhân đầu mối, các ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản Quỹ bình ổn giá không gửi sao kê với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo quy định, dẫn đến cơ quan quản lý Nhà nước không nắm rõ về số dư đầu kỳ, số trích lập, số sử dụng, phần lãi phát sinh, số dư quỹ.

Thanh tra Chính phủ nêu, Bộ Công Thương chưa kịp thời xem xét, xử lý đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc thu hồi giấy phép đối với các thương nhân đầu mối đã bị Bộ Tài chính xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần. Việc này dẫn đến Quỹ bình ổn giá liên tục bị các thương nhân đầu mối chiếm dụng và sử dụng sai mục đích bình ổn giá xăng dầu.

Bộ Công Thương thiếu kiểm tra, giám sát trong quản lý

Theo Thanh tra Chính phủ, xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu, là yếu tố "đầu vào" của các hoạt động sản xuất kinh doanh; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cơ chế, chính sách liên quan đến kinh doanh xăng dầu đã bộc lộ nhiều bất cập; công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu của một số bộ, ngành có nhiều hạn chế, tồn tại, vi phạm... dẫn đến, gián đoạn nguồn cung xăng dầu tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, phát triển kinh tế...

Liên quan việc cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/6/2022, Bộ Công Thương cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (chưa bao gồm 4 giấy phép cấp cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp cho hoạt động hàng không) và cấp 347 giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối.

Bộ Công thương thiếu kiểm tra, giám sát trong quản lý xăng dầu.

Bộ Công thương thiếu kiểm tra, giám sát trong quản lý xăng dầu.

Do quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP điều kiện để cấp giấy phép, giấy xác nhận đối với kho, bể xăng dầu “... thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 5 năm trở lên...".

Việc cho phép thuê kho, bể chứa xăng dầu để làm điều kiện cấp giấy phép, giấy xác nhận như trên chưa khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đầu tư phát triển kho chứa xăng dầu, dẫn đến khó đáp ứng được yêu cầu về kho dự trữ xăng dầu thương mại theo quy định.

Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu chủ yếu thuê kho, bể chứa xăng dầu để làm điều kiện xin cấp giấy phép và giấy xác nhận. Nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối ký hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu chỉ theo mùa vụ, theo thực tế sử dụng để giảm chi phí.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vi phạm ở khâu cấp phép và thực hiện các điều kiện cấp phép của Bộ Công Thương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối.

Việc thực hiện kiểm tra các điều kiện sau khi cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, từ 1/1/2017 đến 30/6/2022, sau khi được cấp giấy phép, nhiều thương nhân đầu mối trong thời gian hoạt động không đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. Nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng... ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

gia-xang-1512

Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra về xăng dầu đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

“Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc duy trì điều kiện về kho, bể chứa, về hệ thống phân phối xăng dầu... để xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 8 và khoản 6 Điều 14 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP” – kết luận của TTCP khẳng định.

Về quản lý, điều hành giá xăng dầu tại Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định việc bình ổn giá xăng dầu bằng định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá áp dụng có thời hạn, hiện nay Nhà nước đang quản lý giá xăng dầu thông qua việc xây dựng giá cơ sở xăng dầu. Tuy nhiên, việc xây dựng giá cơ sở có nhiều tồn tại, bất cập, dẫn đến giá cơ sở xăng dầu chưa theo sát thị trường, ảnh hưởng đến việc tạo nguồn và phân phối xăng dầu. Đây là một trong những nguyên nhân, dẫn đến gián đoạn nguồn cung xăng dầu.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính thiếu kiểm tra, giám sát các thương nhân đầu mối, dẫn đến một số thương nhân đầu mối xây dựng giá bán buôn, bán lẻ xăng dầu thiếu cơ sở.

Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm phải dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc là 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (1) ngày của năm trước liền kề, nhưng từ năm 2017 đến ngày 30/9/2022, có 15/34 (tính số kiểm tra là 15/15) thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (chiếm 90% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong nước) dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu thiếu về số tháng trong năm, số ngày trong tháng với tổng sản lượng xăng dầu dự trữ thiếu hơn 1 triệu tấn/m3. Khi nguồn cung khan hiếm, không đủ xăng dầu dự trữ để bán ra thị trường, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, bình ổn thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn nguồn cung xăng dầu thời gian qua.

Về điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cơ quan thanh tra cho biết việc Bộ Công Thương chưa có ý kiến kịp thời để sửa đổi, bổ sung về phương pháp xác định mức trích, chi quỹ dẫn đến từ năm 2017 đến 2021, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định mức trích, chi quỹ là thiếu cơ sở pháp luật.

Liên Bộ đã quyết định chi bình ổn giá khi giá chưa tăng với số tiền khoảng 1.142 tỷ đồng và chi bình ổn giá cao hơn mức tăng với số tiền khoảng 318 tỷ đồng.

Đặc biệt, tại kỳ điều hành từ đầu năm 2017 đến trước 15h ngày 23/4/2018, ban hành văn bản điều hành giá không rõ ràng, dẫn đến 19/27 thương nhân đầu mối trích lập Quỹ bình ổn giá sai chủng loại xăng RON 95 với số tiền khoảng 1.013 tỷ đồng và chi sử dụng với số tiền khoảng 679 tỷ đồng - TTCP kết luận.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm