| Hotline: 0983.970.780

9 thảo dược cung đình trong trà Dr Thanh

Thứ Ba 17/08/2010 , 10:05 (GMT+7)

Xin cho biết 9 loại thảo dược cung đình có trong trà Dr Thanh và tác dụng phòng chữa bệnh của chúng?

* Gần đây trên TV nói nhiều về trà Dr Thanh với nhiều dược thảo cung đình. Xin cho biết 9 loại thảo dược ấy là những loại gì và có tác dụng phòng chữa những bệnh gì? 

Hồ Mai Huệ, Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế

Gần đây trên thị trường xuất hiện trà Dr. Thanh (loại có đường và loại không đường) được giới thiệu là chế tạo từ 9 loại thảo mộc cung đình và có tác dụng thanh lọc cơ thể. Tôi uống thử và thấy hương vị rất dễ chịu. Ngay cả loại không đường vẫn có vị ngọt của thảo mộc.

Tìm hiểu về 9 loại thảo mộc cung đình tôi thấy toàn là những dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và giúp hạn chế một số bệnh tật.

1- Hạ khô thảo (chứa 1,8% trong trà Dr.Thanh): Đây là loại thảo dược có tên khoa học là Prunella vulgaris L., thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Cây vào mùa xuân thì tươi tốt, mùa hạ khô héo, cây sống dai, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Theo Đông y Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn, thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, áp xe vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao.

2- Cúc hoa (chứa 3,2% trong trà Dr.Thanh): Là hoa của cây cúc, có vị ngọt đắng, tính hơi hàn đi vào can thận, phế cho tác dụng tán phong giáng hỏa, thanh nhiệt, giúp cân bằng âm dương của can, giúp khí huyết lưu thông, giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon.

3- Hoa sứ đỏ (còn gọi hoa đại hay đản hoa, chứa 1,5% trong trà Dr.Thanh): Hoa sứ đỏ có tên khoa học là Plumeria rubra. Hoa có mùi thơm nhẹ, hay trồng ở các đền chùa. Theo Đông y hoa sứ đỏ đi vào kinh phế có tác dụng thông khí, dưỡng phế, vì vậy khi dùng hoa sứ đỏ để tắm sẽ làm da dẻ hồng hào, giúp lỗ chân lông đóng mở theo quy luật, ngăn cản khí độc vào lỗ chân lông gây bệnh. Khi uống, có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp.

4- La hán quả (chứa 2,1% trong trà Dr.Thanh): Đây là quả chín của cây La Hán, tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, thuộc họ Cucurbitaceae. Trong nhân dân thường dùng làm nước uống giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái, chữa ho, thanh nhiệt, chữa tiện bí...

5- Cam thảo (chứa 1,6% trong trà Dr.Thanh): Một vị được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y.

6- Kim ngân hoa (chứa 1,4% trong trà Dr.Thanh): Là hoa của cây Kim ngân, một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y.

7- Hoa mộc miên hay hoa gạo, hoa hồng miên (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh). Đông y cho rằng, hoa mộc miên có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng làm se, tiêu viêm, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu. 

 8- Bung Lai, còn gọi là Chua kè, Cò kè, Mé (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh). Tên khoa học là Microcos panicutula L., thuộc họ Đay (Tiliaceae). Thường được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu; tiêu hoá kém, trướng bụng, ỉa chảy; viêm gan.

9- Tiên thảo, còn gọi là thạch đen, sương sáo, thủy cẩm Trung Quốc (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh). Loài này có tên khoa học là Mesona chinensis Benth. thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae). Nhân dân thường khai thác để chế biến thành loại thạch đen dùng làm nước giải khát.

Như vậy Trà Dr. Thanh đã biết khai thác các loại thảo dược cung đình được nhân dân ta vẫn thường dùng theo Đông y để chữa bệnh này, bệnh khác. Hướng khai thác này theo tôi là cần được khuyến khích và cần được nghiên cứu sâu hơn.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm