| Hotline: 0983.970.780

Yêu là “cho roi, cho vọt”?

Thứ Tư 15/10/2008 , 08:00 (GMT+7)

Một cuộc khảo sát trên 499 trẻ thì gần 100% em cho biết, đã từng bị trừng phạt về thân thể và tinh thần…

Em Nguyễn Thị Hảo (3 tuổi) ở xã Đức Hạnh, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước bị cắt gân chân gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua

Một cuộc khảo sát trên 499 trẻ thì gần 100% em cho biết, đã từng bị trừng phạt về thân thể và tinh thần…

Thủ phạm là cha mẹ, thầy cô

Trả lời câu hỏi khi mắc lỗi, cha mẹ thầy cô giáo xử sự thế nào, hầu hết các em đều cho biết là mình bị trừng phạt về thân thể và tinh thần. Có tới 94% trẻ mô tả lại những hình thức trừng phạt phổ biến ở nhà và 93% mô tả lại những hình thức này ở trường. Các hình phạt về thân thể gồm: Đánh tát đấm đá, treo lên cây, giật tóc ,vặn tai, cạo tóc, rạch hoặc đâm thủng da, ném đồ vật vào người, bắt chạy vòng tròn, quì trên vỏ mít, bị trói gần tổ kiến…

Tương ứng với mỗi hình thức phạt đều có một loại công cụ phù hợp: Gậy, roi, thắt lưng, dây thừng, nước, phân… Ngoài ra còn có một số hình phạt về thân thể như nhốt, đuổi khỏi nhà, bắt đấm tay vào tường…

Trong số này có hai hình thức phổ biến nhất là đánh bằng tay và đánh bằng gậy. 54% trẻ em kể lại chúng từng bị đánh bằng gậy, con số này ở trường là 32%. Đặc biệt là tỷ lệ trẻ em thành phố bị đánh bằng gậy lớn hơn tỷ lệ trẻ em ở nông thôn. Thậm chí có trẻ em nam ở Hà Nội, trẻ em đường phố và cả trẻ em dân tộc thiểu số kể rằng có lúc chúng bị đánh vào bộ phận sinh dục. 100% trẻ em từng bị đánh vào mông…

Một số trường hợp “điển hình” về trừng phạt thân thể do trẻ ở nhiều địa phương kể lại: Bị dí điện, bị buộc chân kéo lên thả xuống trong giếng, bắt nằm dưới gầm giường cho kiến cắn (Thái Nguyên), dìm đầu xuống nước, ném thước kẻ vào đầu, bị buộc vào xe máy bắt chạy theo cho đến khi ngã (TP. Hồ Chí Minh)…

Trong các hình phạt tinh thần, mắng nhiếc là hình thức phổ biến nhất. 75% trẻ cho biết mới bị mắng nhiếc trong thời gian 3 ngày trước cuộc khảo sát. Bé trai thường là đối tượng thích hợp hơn cho người lớn trừng phạt thân thể, ngược lại bé gái là đối tượng chủ yếu của việc mắng nhiếc. Trẻ em người Kinh có tỷ lệ bị mắng nhiếc cao hơn trẻ em dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thủ phạm gây ra những vụ trừng phạt nhiều nhất chính là mẹ của trẻ. Khi ở nhà có tới 75% trẻ em khẳng định người phạt các em là mẹ, 46% khẳng định là bố. Tỷ lệ mẹ mắng chửi trẻ em (66%) cũng cao hơn bố (31%). Trẻ em ở thành thị bị mẹ mắng nhiều hơn trong khi đó trẻ em nông thôn thường bị bố và ông bà, thày cô mắng nhiều hơn. 

Những hình thức trừng phạt về thân thể và tinh thần trái với mong muốn của người lớn thường không đem lại kết quả tích cực. Khi bị trừng phạt, 52% trẻ cảm thấy buồn bã, 53% cảm thấy mình có lỗi nhưng chỉ có 13% cảm thấy ân hận. Trong đó bé gái cảm thấy buồn hơn bé trai, 56% so với 42%, nhưng số bé gái cảm thấy mình có tội và ân hận lại thấp hơn so với bé trai.          

Người lớn ít nhận lỗi 

Cuộc khảo sát do Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em hợp tác với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện. Khảo sát được thực hiện trên 499 trẻ em và 306 phụ huynh và giáo viên.

Số người được hỏi bao gồm trẻ em và người lớn ở các địa bàn Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi bao gồm cả người dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số Dao, Tày, Nùng, Hơ Rê, Mông….

Trong cuộc khảo sát trên 306 người là cha mẹ giáo viên, đại đa số họ đều trả lời là không sử dụng các hình thức phạt về thân thể và tinh thần với trẻ em. Chưa đến 1% số giáo viên thừa nhận họ từng mắng mỏ học sinh của mình. Cũng chỉ có chưa đến 1% giáo viên thừa nhận từng đánh để giáo dục chúng. Có tới 74% giáo viên nói rằng họ sẽ phân tích, giải thích tìm nguyên nhân khi trẻ mắc lỗi. 5% thừa nhận từng phạt trẻ đứng vào góc phòng, 5% thừa nhận phạt trẻ bằng cách viết bản kiểm điểm hoặc đứng nhận lỗi trước lớp. Số cha mẹ thì tỏ ra “thành thật” và tự tin hơn khi có nhiều người thừa nhận từng trừng phạt về tinh thần và thân thể với con mình. 13% cha mẹ thừa nhận mình từng đánh con và 20% thừa nhận từng mắng mỏ.

Khi phạt trẻ người lớn giải thích là vì chúng không vâng lời và với hình phạt của họ sẽ giúp trẻ nhận ra lỗi lầm.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lớn trừng phạt trẻ là vì họ luôn nghĩ rằng, trẻ ngoan là đứa trẻ biết vâng lời. Chính vì vậy đôi lúc người lớn áp đặt ý chí của mình lên trẻ. Khi trẻ không vâng lời họ, bất chấp sự không vâng lời đó là đúng hay sai, người lớn vẫn trừng phạt trẻ. Tuy nhiên trong bộ phận những cha mẹ và giáo viên lớn tuổi bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa trẻ ngoan và trẻ vâng lời.

Lý do cụ thể khi trừng phạt trẻ mà người lớn đưa ra thường là trẻ hư hỗn ở nhà, không học hành không ngoan ở trường, phản đối và không nghe lời người lớn, không làm xong việc nhà như yêu cầu của người lớn và đi chơi. Có tới 26% lý do dẫn đến trẻ bị phạt là vì không làm bài hay học tốt, 39% vì phản đối và không nghe lời.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.