| Hotline: 0983.970.780

Ấn Độ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu hành tây vô thời hạn

Chủ Nhật 24/03/2024 , 16:12 (GMT+7)

Ấn Độ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu hành tây vô thời hạn, một động thái bất ngờ được cho là sẽ khiến giá mặt hàng này trên thế giới tăng vọt.

Người lao động bốc dỡ các bao hành tây tại chợ bán buôn ở thành phố Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.

Người lao động bốc dỡ các bao hành tây tại chợ bán buôn ở thành phố Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.

Ấn Độ, nước xuất khẩu rau củ lớn nhất thế giới, hồi tháng 12/2023 áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với hành tây, lệnh cấm này sẽ hết hạn vào ngày 31/3. Các thương nhân trước đó dự đoán chính phủ sẽ sớm dừng lệnh cấm khi giá mặt hàng này trong nước đã giảm hơn 1/2 kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực và vụ thu hoạch đang đến gần.

Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ tối 22/3 thông báo lệnh cấm sẽ được giữ nguyên cho đến khi có thông báo mới.

"Việc duy trì lệnh cấm là động thái bất ngờ và hoàn toàn không cần thiết, khi giá mặt hàng này đã giảm cùng với việc nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch mới", lãnh đạo của một công ty xuất khẩu có trụ sở tại Mumbai cho biết.

Giá hành tây tại một số chợ bán buôn ở Maharashtra, bang sản xuất hành tây lớn nhất nước này, đã giảm từ mức 4.500 rupee (1,3 triệu đồng)/100 kg vào tháng 12/2023 xuống còn 1.200 rupee (355 nghìn đồng)/100 kg.

Bangladesh, Malaysia, Nepal và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là những quốc gia phải đối mặt với tình trạng giá hành tây tăng vọt do phụ thuộc vào nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ.

"Động thái của Ấn Độ đang tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh tăng giá vì người mua không có lựa chọn nào khác", một lãnh đạo khác của công ty xuất nhập khẩu tại Mumbai cho biết.

Giới thương nhân ước tính rằng Ấn Độ, nơi lợi thế về địa lý hơn các đối thủ như Trung Quốc và Ai Cập đối với nhiều thị trường lớn, chiếm hơn 1/2 tổng lượng hành tây nhập khẩu của các nước châu Á.

Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 2,5 triệu tấn hành tây trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2023.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm