| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi liên kết bền vững thủy sản

Thứ Năm 14/07/2022 , 15:22 (GMT+7)

Bạc Liêu xác định phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi liên kết bền vững trong nuôi trồng thủy sản là giải pháp trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Qua 6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò là 'trụ đỡ' quan trọng trong phát triển kinh tế chung của tỉnh. Ảnh: Trọng Linh.

Qua 6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế chung của tỉnh. Ảnh: Trọng Linh.

Sản lượng nuôi trồng đạt trên 123.000 tấn

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, qua 6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 123.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, sản lượng khai thác thủy hải sản cũng đạt gần 55.000 tấn.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát triển khá do nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nhiều tín hiệu khả quan, cùng với giá tôm có xu hướng tăng đã tạo tâm lý phấn khởi cho bà con nông dân. Nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được triển khai mở rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, Bạc Liêu có 15 công ty và 660 hộ dân đã thả giống với diện tích 3.100ha, với năng suất bình quân 18,7 tấn/ha, sản lượng 25.800 tấn. Đặc biệt tỉnh hoàn thành hạ tầng kỹ thuật “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu”; tuyển chọn được 9 doanh nghiệp đầu tư vào Khu và đầu tư giai đoạn 2 đang  tổ chức đấu thầu xây lắp.

Bạc Liêu đã triển khai thành công nhiều mô hình sản xuất theo hướng liên kết trong những năm gần đây. Ảnh: Trọng Linh.

Bạc Liêu đã triển khai thành công nhiều mô hình sản xuất theo hướng liên kết trong những năm gần đây. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện tỉnh có 4 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC), 1 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Việt Úc Nhà Mát) đã nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận Tổ thẩm định hồ sơ công nhận doanh nghiệp nông nghiệp UDCNC cùng 7 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản.

Ông Nguyễn Hoàng Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Chi cục Thủy sản đã triển khai xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong điều kiện cả nước đang phục hồi sau những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên phát triển thủy sản chịu tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, giá xăng dầu tăng cao... Song, đơn vị đã cơ bản làm tốt nhiệm vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ bản bảo vệ được diện tích sản xuất nuôi trồng thủy sản, một số chỉ tiêu chủ yếu tăng so với cùng kỳ

Kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất chuỗi giá trị bền vững

Toàn tỉnh Bạc Liêu có gần 300 trang trại thủy sản thực hiện theo Quy định tiêu chí kinh tế trang trại tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 và 49 HTX nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, với sự nỗ lực của địa phương và sự hỗ trợ của dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng tại Việt Nam (Sus-V). Dự án WB9-TDA10, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thành công nhiều mô hình sản xuất theo hướng liên kết, cụ thể đã thành lập mới thêm 8 Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản tại huyện Hòa Bình và Đông Hải, các tổ hợp tác này dự kiến sẽ được vận động hỗ trợ để nâng lên HTX trong năm 2022.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu chia sẻ với PV NNVN. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu chia sẻ với PV NNVN. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT  Bạc Liêu, nhận định: Để xây dựng thương hiệu con tôm Bạc Liêu, thời gian qua tỉnh Bạc Liêu đã tích cực mới gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng tham gia liên kết gồm: Công ty TNHH MTV Chế biến thủy hải sản XNK Thiên Phú, Công ty CP Tôm Miền Nam, Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long... đã và đang liên kết sản xuất, tiêu thụ tôm với 8 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản.

“Nói chung theo mô hình chuỗi giá trị đã được xác định là giải pháp trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác, liên kết với người sản xuất trên lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, lúa gạo, rau màu, trái cây, bước đầu các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm có thị trường tiêu thụ tương đối tốt”, ông Ly nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Tình trạng khai thác tận diệt thủy sản trên hồ Dầu Tiếng được kiểm soát

TÂY NINH Sau chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh, tình trạng khai thác tận diệt thủy sản trên hồ Dầu Tiếng cơ bản được kiểm soát.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.