| Hotline: 0983.970.780

Bám đất, giữ rừng mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn

Thứ Ba 28/05/2024 , 10:12 (GMT+7)

An Giang Vùng Bảy Núi mới ngày nào còn khô cằn sỏi đá, vậy mà giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo xanh tươi và đang mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn.

Hiện An Giang có gần 20 nghìn ha đồi rừng, tập trung ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, nơi đây người dân quen gọi là vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện An Giang có gần 20 nghìn ha đồi rừng, tập trung ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, nơi đây người dân quen gọi là vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Là một tỉnh ở ĐBSCL, nhưng An Giang lại có gần 20 nghìn ha đồi rừng, tập trung ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, nơi đây người dân quen gọi là vùng Bảy Núi. Từ năm 1991, tỉnh An Giang đã ban hành chính sách khôi phục rừng phòng hộ đồi núi, với phương thức giao khoán đất rừng cho nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ.

Khi Chương trình 327 của Trung ương được triển khai nhằm đầu tư vốn, giống, kỹ thuật để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh An Giang đã xây dựng 2 dự án để trồng rừng phòng hộ và rừng vành đai biên giới. Với chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang đã giao khoán cho gần 11.000 hộ dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, với hình thức hợp đồng dài hạn từ 10 - 50 năm.

Qua thời gian, vùng Bảy Núi ngày nào còn khô cằn sỏi đá, vậy mà giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo xanh tươi và đang mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn. Sự đổi thay đó là kết quả nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân địa phương sau hơn 30 năm thực hiện công tác khôi phục, phát triển rừng. Trong đó có sự đóng góp lớn lao của những hộ dân nhận khoán đất rừng. Họ là những người trực tiếp “bám đất, giữ rừng” và thật sự là những chủ rừng trên vùng Bảy Núi.

Ông Phan Văn Hải, ở xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên cho biết: Vốn sinh ra và lớn lên ở miệt đồng xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, hàng năm vào mùa mưa lũ, ông Hải phải lên Núi Cấm để mướn đất làm rẫy kiếm thêm nguồn thu nhập. Năm 1992, khi An Giang thực hiện giao khoán đất rừng và đầu tư vốn cho nhân dân trồng chăm sóc, bảo vệ, ông Hải là một trong những nông dân đầu tiên xung phong nhận khoán đất trồng rừng.

Vùng Bảy Núi ngày nào còn khô cằn sỏi đá, vậy mà giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo xanh tươi và đang mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vùng Bảy Núi ngày nào còn khô cằn sỏi đá, vậy mà giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo xanh tươi và đang mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Lúc đầu tôi chỉ dám nhận 5ha trồng các loại cây rừng thử nghiệm, khi trồng xuống cây lớn khỏe nhanh và kết hợp trồng rẫy để có thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy, các năm sau đó tôi tiếp tục xin nhận thêm đất rừng để mở rộng diện tích trồng rừng. Lúc ấy gia đình tôi chủ yếu sống nhờ tiền trồng và tiền hỗ trợ công tác phòng chống cháy rừng…”, ông Hải chia sẻ.

Thực hiện theo đúng kỹ thuật của ngành lâm nghiệp, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất rừng, ở giai đoạn đầu ông Hải đã trồng gần 80 nghìn cây tràm bông vàng, keo tai tượng. Ở giai đoạn 2, ông tiếp tục nhận khoán trồng thêm hơn 30 nghìn cây sao, dầu, giáng hương… Những năm cây rừng chưa giáp tàng, ngoài tiền trợ cấp trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, gia đình ông Hải còn được Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho mượn vốn để nuôi bò, trồng rẫy và phát triển kinh tế vườn – rừng.

Nhờ cần cù lao động nên giờ đây ông Hải đã là chủ nhân của 20 ha rừng. Khi cuộc sống gia đình ngày một khấm khá, ông càng có thời gian và điều kiện hơn để chăm sóc, bảo vệ rừng. Không riêng gì ông Hải, mà hiện nay phần lớn hộ dân nhận khoán đất trồng rừng ở vùng Bảy Núi đã có cuộc sống khá ổn định bằng mô hình kinh tế vườn -  rừng.

Giờ đây ông Hải đã là chủ nhân của 20 ha rừng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giờ đây ông Hải đã là chủ nhân của 20 ha rừng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ngô Văn Thảnh, ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn vui mừng cho biết: gia đình có 12ha đất rừng, trong đó trồng xen dưới tán rừng các loại cây như tre, xoài, hồng quân và nhiều loại cây ăn trái khác đã giúp cuộc sống gia đình ông khấm khá, không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mà còn giúp ông có thêm nguồn thu nhập mới. Cụ thể cây xoài mỗi năm cho thu nhập từ 40– 60 triệu đồng, cây hồng quân mỗi năm thu khoảng 20 triệu đồng, và tiền lấy măng tre từ 8-12 triệu đồng...

Ông Thái Văn Nhân, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho biết: Diện tích rừng và đất rừng của  An Giang không lớn so với các tỉnh, thành trong cả nước nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt vùng Bảy Núi không chỉ là địa bàn sinh sống của hơn 34 ngàn hộ dân, trong đó có gần phân nửa là bà con người dân tộc Khmer, mà còn là điểm du lịch sinh thái, tâm linh rất nổi tiếng. Hiện mỗi năm vùng Thất Sơn nơi đây thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.

Ông Ngô Văn Thảnh, ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn có 12ha đất rừng đã giúp cuộc sống gia đình khấm khá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ngô Văn Thảnh, ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn có 12ha đất rừng đã giúp cuộc sống gia đình khấm khá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Rất mừng trong nhiều năm qua, vùng Bảy Núi được sự quan tâm của và UBND tỉnh An Giang và Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đưa ra những chủ trương chính sách, pháp luật về phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thông qua các dự án trồng rừng qua các giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Đối với 2 rừng phòng hộ đồi núi, Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ và đặc dụng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang kiêm nhiệm) đã thực hiện các dự án trồng rừng các giai đoạn. Hiện nay cơ bản diện rừng vùng đồi núi của tỉnh An Giang đã phủ xanh, góp phần nâng độ che phủ rừng lên trên 3,5%.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia: Nền tảng đáp ứng quy định EUDR

Với những tiêu chuẩn về cả kinh tế, xã hội và môi trường, hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC có nhiều điểm tương đồng và sẽ thuận lợi khi thực hiện EUDR.

Chính sách đồng quản lý phát huy hiệu quả trong phòng chống cháy rừng

Hậu Giang Thực hiện chính sách đồng quản lý giúp Hậu Giang hạn chế, kiểm soát được tình trạng người dân ra vào rừng trái phép, nâng cao hiệu quả phòng chống cháy rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.