| Hotline: 0983.970.780

Bán dự án dân cư số 1 Tây Nam, bán cả niềm tin, có dấu hiệu 'lừa đảo'?

Thứ Sáu 21/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Sau khi “cứu” Ô Cấp, mua lại số sổ đỏ ông Hoàng Huy Hiển đã cầm cố trong ngân hàng, nhóm Thu Hà- Minh Phương gần như thao túng toàn bộ dự án. Từ đây, có thêm những “nhà đầu tư” khác cũng nhảy vào xí phần, rao bán nền dự án số 1 Tây Nam với tư cách chủ dự án.

Sai từ "trong trứng"

Nằm ngay cửa ngõ TP. Bà Rịa đi khu du lịch Long Hải, Khu dân cư số 1 Tây Nam được xem là dự án trọng điểm của tỉnh BR-VT, mở ra nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch cho tỉnh này. Nhưng, có vẻ như tỉnh này đã giao “nhầm” dự án cho một doanh nghiệp thiếu cả năng lực chuyên môn lẫn tiềm lực kinh tế.

Văn bản bán dự án khu dân cư số 1 Tây Nam cho công ty Thu Hà của ông Hoàng Huy Hiển, TGĐ công ty Ô Cấp

Đặc biệt, ngay từ khi bắt đầu thực hiện, công ty Ô Cấp đã làm không đúng phê duyệt ban đầu. Cụ thể, theo nội dung phê duyệt dự án của UBND tỉnh BR-VT, khu dân cư số 1 Tây Nam có diện tích khoảng 39ha, ngoài các công trình công cộng như đường giao thông, khu thể thao, công viên cây xanh, các hạng mục chính còn lại gồm nhà liền kề, biệt thự đơn lập, song lập, cao ốc văn phòng, khách sạn, chung cư dịch vụ, và đất khu dân cư tự chỉnh trang. Như vậy, trong dự án được phê duyệt, không có hạng mục đất nền. Vậy nhưng, công ty Ô Cấp đã phân lô, thực hiện tới 1.200 nền đất. Tính đến nay, chủ đầu tư đã ký hợp đồng bán (góp vốn) hơn 950 nền, người dân sau khi ký hợp đồng, phải nộp từ 50 đến 90% giá trị nền đất, nhiều người đã đóng đủ 100%.

Những hộ dân đã góp vốn mua nền đất cho biết, ban đầu không ai biết việc ông Hiển mang hết sổ đỏ của họ đi cầm ngân hàng. Đến khi thấy nhiều người đến xem đất, rồi có người đến mua nền đất đã có chủ, mọi chuyện mới vỡ lở. “Tôi chờ đợi mấy năm trời, sốt ruột lắm, gọi cho ông Hiển liên tục. Lần nào gọi ổng cũng nói dự án tiến triển tốt lắm, chú đang làm, sẽ giao sổ cho mọi người sớm thôi. Giá như ổng nói với chúng tôi, thì sự việc chắc không đến mức trầm trọng thế này”, một số hộ dân chúng tôi gặp nói.

Và văn bản bổ nhiệm chức vụ Phó TGĐ công ty Ô Cấp kèm giấy ủy quyền, giao mọi quyền hành cho bà Tăng Kim Huệ của ông Hiển

Nói về tình trạng công ty Ô Cấp hiện nay, anh Ngô Văn Biên, nguyên kế toán trưởng công ty Ô Cấp cho biết: “Hiện tại, ông Hiển chỉ còn tài sản “ảo” là tờ giấy phép kinh doanh đứng tên ông. Các tài sản hiện hữu như quyền điều hành, con dấu công ty, ông đã giao cho bà Tăng Kim Huệ (một trong số những người cùng nhóm Thu Hà – Minh Phương góp tiền mua nợ xấu cho Ô Cấp) sau khi bổ nhiệm bà này chức danh Phó TGĐ công ty Ô Cấp. Đồng thời, ông Hiển đã làm giấy ủy quyền cho bà Huệ thay ông giải quyết mọi việc của Ô cấp, hay nói cách khác là giao quyền điều hành công ty cho bà Huệ. Còn tài sản lớn nhất là dự án, hiện do nhóm Thu Hà – Minh Phương thâu tóm và tự quyết”.
 

Ai mới là chủ dự án số 1 Tây Nam?

Trong vai người mua đất dự án Khu dân cư số 1 Tây Nam, tôi liên lạc với công ty Địa ốc Hiệp Thành, ở Bình Dương, người phụ nữ tiếp tôi giới thiệu tên Hương, kế toán công ty. Tôi hỏi: “Đất dự án Khu dân cư số 1 Tây Nam giá bao nhiêu tiền 1m2?”. Cô Hương đáp: “Phía ngoài mặt tiền giáp tỉnh lộ 44 đi Long Hải giá 17 triệu/m2, phía trong tùy vị trí, đường 12 mét giá 7,2 triệu, đường 25 mét giá 8,7 triệu đồng/m2”. Tôi hỏi tiếp: “Toàn bộ các nền trong dự án công ty có bán được không?”, “Dạ được anh”.

“Cơ sở pháp lý của Hiệp Thành thế nào? Có phải chủ dự án không?”, “Dạ không, bên em chỉ được công ty Thu Hà – Minh Phương ủy quyền lại”. Sau khi tôi tỏ vẻ lo ngại về tình trạng tranh chấp thời gian gần đây, cô Hương trấn an: “Anh yên tâm đi, mấy vụ tranh chấp đó tụi em giải quyết xong hết rồi”. Tôi hỏi: “Giải quyết bằng cách nào?”. Cô đáp: “Thì tụi em họp dân, ai muốn nhận tiền lại thì nhận, còn ai muốn giữ đất lại thì đóng tiền tiếp, bên Thu Hà chịu trách nhiệm ra sổ. Tụi em hỗ trợ bên Ô Cấp 120 tỷ mà”(?).

11-12-07_nh_5
Ông Hoàng Huy Hiển, TGĐ công ty Ô Cấp trong buồi tiếp xúc người dân ngày 15/11/2018
11-12-07_nh_6
Ông Hoàng Huy Hiển (đứng) cùng nhóm Thu Hà - Minh Phương trong buổi tiếp xúc người dân ngày 15/11

Khi tôi thắc mắc về những trường hợp công ty Hiệp Thành bán nền đã có chủ từ lâu cho khách mới, cô Hương phân trần: “Tụi em chỉ lấy những nền chưa có sổ thôi, và không bao giờ bán những nền đã có sổ. Vụ mua bán chồng sổ này là do nhân viên IT bên em họ nhầm. Do tụi em sắp xếp lại số thứ tự các lô, nền, nên có số trùng nhau, dẫn đến nhầm lẫn vậy thôi chứ không cố tình bán. Những lô nào dính, tụi em bỏ ra hết, không bán. Hồi trước không biết bên Ô Cấp làm thế nào, nhưng riêng bên em, đảm bảo với anh 100% mọi thứ rõ ràng. Nếu anh tin tưởng thì mời anh xuống công ty, tụi em sẽ cho anh xem hồ sơ liên quan”. “Tôi hỏi tiếp: “Những lô dính không bán thì còn bao nhiêu đâu?”, cô Hương nói tiếp: “Tụi em lấy khoảng 500 lô thôi à, dự án lớn lắm, tới mấy ngàn lận mà”.

Khi chúng tôi hỏi về công ty địa ốc Hiệp Thành, ông Hoàng Huy Hiển khẳng định: “Tôi không biết Hiệp Thành là ai. Nó lừa đảo đấy. Tôi đã 2 lần gửi đơn đến công an tỉnh BR-VT tố cáo nó rồi”. Đồng thời, ông Hiển cũng khẳng định công ty Ô Cấp không lừa đảo. Ông cho biết, tính đến nay, công ty đã đầu tư vào dự án 320 tỉ đồng, bao gồm tiền góp vốn của 953 khách hàng, tiền của các cổ đông trong công ty và tiền vay ngân hàng. Còn việc công ty bên bờ vực phá sản là do vướng mắc trong việc thu hồi hơn 5,7ha đất dự án mà công ty đã đền bù 100%.

Đơn ông Hiển gửi cơ quan điều tra công an tỉnh BR-VT, tố cáo công ty địa ốc Hiệp Thành và một số doanh nghiệp khác lừa đảo

Công ty đã từng có nhiều văn bản kiến nghị chính quyền địa phương giải quyết sớm để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nhà nước nhưng không được. Do dự án có nhiều năm bị ngưng trệ, thu nhập không có nên số tiền nợ ngân hàng cả gốc và lãi của công ty lên đến 130 tỉ đồng, không còn khả năng chi trả nên không thể tiếp tục tách sổ đỏ cho những cổ đông khác. Vì thế, chúng tôi phải liên kết với công ty Thu Hà để có tiền chuộc lại số GCNQSD đất mà công ty đã cầm cố ngân hàng. Hiện nay, phía Thu Hà – Minh Phương vẫn đang tiến hành các bước của dự án mà công ty Ô Cấp đã làm trước giờ.

Ngày 15/11, tại buổi tiếp xúc với các hộ dân góp vốn mua nền dự án, ông Hiê?n chính thức thông báo đã sang nhươ?ng la?i Dự án khu dân cư số 1 Tây Nam cho Công ty Thu Hà do bà Nguyê~n Thị Thu Hà làm Giám đô´c. Đồng thời thông báo, nếu khách hàng nào muốn lấy lại tiền đã góp vốn thì công ty Thu Hà sẽ trả la?i sô´ tiê`n gô´c và không tính lãi, chia làm 3 đợt chi trả. Tuy nhiên, đại đa số người dân yêu cầu chủ đầu tư giao GCNQSD đất theo hợp đồng và không chấp nhận phương án công ty Thu Hà đưa ra.

“Đất chúng tôi mua bao năm nay, giá đất tăng gấp 10 lần, mà họ bảo trả lại tiền gốc, như vậy có khác nào lừa đảo. Chúng tôi đã gửi đơn tô´ cáo đi khắp nơi rồi, gửi cả đơn kiện công ty Ô Cấp ra toà nữa. Đô`ng thời, gửi đơn yêu cầu UBND huyê?n Long Điê`n không chứng nhâ?n bất cứ hợp đồng chuyê?n nhươ?ng nền đâ´t nào ở Dự án khu dân cư số 1 Tây Nam này cho đê´n khi có kết luận của cơ quan công an, có bản án của tòa án”, ông Pha?m Văn Giang, ở P.Ra?ch Dừa, TP.Vũng Tàu nói.

11-12-07_nh_9
11-12-07_nh_10
11-12-07_nh_11
Dự án Khu dân cư số 1 Tây Nam bị rao bán tràn lan trên mạng
“Theo quan điểm cá nhân, việc ông Hiển mang GCNQSD đất của người góp vốn đi thế chấp ngân hàng là dấu hiệu “Lợi dụng tín nhiệm”, còn sang nhượng lại dự án cho người khác trong khi dự án ấy liên quan đến tài sản của nhiều người, là có dấu hiệu của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời, giao dịch sang nhượng dự án giữa ông Hiển với công ty Thu Hà là trái pháp luật”, luật sư Phan Thị Hồng, Đoàn luật sư TP.HCM.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm