| Hotline: 0983.970.780

Bàn hướng đột phá cho kinh tế VAC

Thứ Bảy 20/07/2024 , 06:15 (GMT+7)

THANH HÓA Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong phát triển sản phẩm OCOP sẽ tạo đột phá cho kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) ở miền Bắc.

Ngày 19/7, Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và tỉnh Thanh Hoá tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong phát triển sản phẩm OCOP trong lĩnh vực VAC (vườn, ao, chuồng) ở miền Bắc”.

Toàn cảnh Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: 'Giải pháp thúc đẩy ứng dụng KHCN, chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong phát triển sản phẩm OCOP trong lĩnh vực VAC ở miền Bắc'. Ảnh: Quốc Toản.

Toàn cảnh Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp thúc đẩy ứng dụng KHCN, chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong phát triển sản phẩm OCOP trong lĩnh vực VAC ở miền Bắc”. Ảnh: Quốc Toản.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam nhấn mạnh, việc đẩy nhanh ứng dụng KHCN, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất các sản phẩm OCOP nói riêng là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn.

Đây được xem là giải pháp tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản, mang lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Thanh Hoá là địa phương có dân số đông, diện tích rộng, nông nghiệp phát triển, nhất là sản phẩm OCOP đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt và tạo được thương hiệu trong và ngoài nước. Ngoài ra, Thanh Hóa cũng là tỉnh đi đầu trong lĩnh vực VAC với nhiều mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. 

Ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: BTH.

Ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: BTH.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hoá cho biết, đến nay, toàn tỉnh có 508 sản phẩm OCOP, trong đó có 450 sản phẩm OCOP 3 sao, 57 sản phẩm OCOP 4 sao, 1 sản phẩm OCOP 5 sao. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tại các cơ sở sản xuất và các chủ thể OCOP cho thấy, sản phẩm sau khi được công nhận xếp hạng OCOP cấp tỉnh đều tăng trưởng cả về quy mô, số lượng và doanh thu, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã hình thành một số mô hình nông nghiệp ứng dụng KHCN, chuyển đổi số và liên kết chuỗi giá trị trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Các mô hình này đều sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ứng dụng kỹ thuật sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Đồng thời kết hợp ứng dụng công nghệ số vào quản lý, điều hành sản xuất.

Từ thực tiễn trên, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn, đồng thời cho rằng, đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp cho nông dân những kiến thức mới nhằm thay đổi tư duy, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp thời kỳ mới.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Quốc Toản.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thảo luận, tư vấn các giải pháp nhằm thúc đẩy 3 nội dung (ứng dụng KHCN, chuyển đổi số, liên kết chuỗi giá trị), đồng thời làm rõ mối quan hệ tương trợ lẫn nhau giữa các yếu tố trên trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó tạo ra bước đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế VAC nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung. Cùng với đó, các chuyên gia, cố vấn tham dự Diễn đàn đã lắng nghe, giải đáp những ý kiến của các đại biểu, hội viên hội làm vườn trong quá trình phát triển mô hình VAC tại địa phương.

Trước đó, ngày 18/7, trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, Ban tổ chức chương trình đã tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại mô hình Trang trại tổng hợp hữu cơ Thiên Trường 36 (xã Đông Tiến, Đông Sơn, Thanh Hóa) và Trang trại Queen Farm (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa).

Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm tạo điều kiện cho các đại biểu, hội viên Hội Làm vườn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Phú Thọ được tiếp cận, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm, mô hình canh tác theo hướng hữu cơ...

Xem thêm
Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện

Các trang trại đang chăn nuôi heo gia công cho Japfa, không chỉ yên tâm về con giống, thức ăn chất lượng tốt, mà còn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ công ty.

Thu lợi kép nhờ chăn nuôi gà an toàn sinh học

VĨNH PHÚC Phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học đang giúp người dân trên địa bàn Vĩnh Phúc tiết kiệm được nhiều chi phí phòng trị bệnh, công lao động, gia tăng lợi nhuận…

Hỗ trợ giống ngô, phân NPK cho gần 2.000 gia đình vùng mưa lũ

Khoảng 5,2 tấn ngô giống và 390 tấn phân bón NPK sẽ được gửi tới người dân thuộc tỉnh Yên Bái, Lào Cai trong tuần này để tái thiết sản xuất.

Bước ngoặt công nghệ chế biến giống lúa của Vinaseed Quảng Nam

Với hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại, những sản phẩm của Vinaseed Quảng Nam đảm bảo đạt tiêu chuẩn tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.