| Hotline: 0983.970.780

Bỏ khu TĐC dân quay lại đò

Thứ Tư 10/03/2010 , 09:48 (GMT+7)

Rất nhiều người dân ở khu TĐC Ngư Mỹ Thạnh và Hà Lạc (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) bỏ làng để quay lại đò, bỏ lại những ngôi nhà trơ trọi, thiên tai tàn phá.

Rất nhiều người dân ở khu tái định cư (TĐC) Ngư Mỹ Thạnh và Hà Lạc (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đã bỏ làng để quay lại đò, bỏ lại những ngôi nhà trơ trọi, thiên tai tàn phá.

Sau trận lũ lịch sử năm 1999, tổ chức CICS của Canada tài trợ cho xã Quảng Lợi xây dựng 36 ngôi nhà TĐC, mỗi hộ được hỗ trợ từ 8 -10 triệu đồng tuỳ theo nhân khẩu. Lúc đó, tại xóm Cung Đường, thôn Hà Lạc có 18 hộ đến xây dựng nhà định cư ổn định, UBND xã dành quỹ đất bố trí cho mỗi hộ là 2500 m2 để xây nhà và tăng gia sản xuất, chăn nuôi. Tuy nhiên, sau gần 11 năm sống ở đây người dân chưa bao giờ nhìn thấy ánh điện, trong lúc bao quanh xóm chưa đầy 1km mạng lưới điện đi ngang qua. Người dân trong xóm chỉ biết sống chung với ngọn đèn dầu leo lét, không xem được tivi, nghe đài, đường sá đi lại khó khăn. Từ những hệ luỵ trên, trong 18 hộ sinh sống ở đây, đến nay chỉ còn 4 hộ bám trụ.

Chỉ tay về phía những ngôi nhà bỏ hoang, ông Đặng Dung -  người còn bám trụ ở xóm Cung Đường không khỏi xót xa: Mỗi ngôi nhà như vậy ngoài tiền hỗ trợ, người dân phải bỏ thêm từ 5-10 triệu đồng để xây, bỏ đi thì qua lãng phí, bám trụ lại cuộc sống quá khó khăn. Trước khi đến đây xã hứa sẽ tạo mọi điều kiện, sớm có điện, đường… nhưng người dân đợi mãi chẳng thấy đâu.

Nhằm ổn định cuộc sống cho người dân thuỷ diện sống ven pha Tam Giang lên định cư ổn định, năm 2003 tổ chức CRS (Mỹ) đã tài trợ trên 1,5 tỷ đồng để xây dựng khu TĐC Ngư Mỹ Thạnh. Giữa năm 2004, 40 hộ dân thuỷ diện được hưởng lợi dự án với hình thức chìa khoá trao tay. "Cầm chìa khoá trong tay nhiều ngư dân phải bật khóc. Từ đây được lên bờ, có nhà cửa ổn định, sung túc, con cái được học hành", anh Nguyễn Ngọc nhớ lại. Niềm vui đó chưa với, nhiều trận lụt liên tiếp ập đến trong năm, có lúc lên nửa nhà, khu TĐC luôn trong tình trạng ngập úng triền miên.

Theo nhiều ngư dân ở đây cho biết, trước khi xây dựng khu TĐC này các hộ dân đã có ý kiến xin được nâng nền cao lên nhưng vẫn không được chủ đầu tư và địa phương đồng ý. Trước những bất cập trên, trong 40 hộ đã có trên 10 hộ đã quay lại đò ở hẳn từ 4  - 5 năm nay. Ông Nguyễn Bâng bức xúc: Nhà gì mà cứ mưa xuống nước lại tràn vào sân, nhà cả gang tay sống như vậy ở thuyền còn sướng hơn.

Ông Hoàng Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi vẫn thừa nhận, khu TĐC này được bố trí ở khu vực thấp trũng và nền mống cũng được thiết kế quá thấp về mùa mưa lũ hay ngập, ngư dân ngại ở. Địa phương nhiều lần thuyết phục ngư dân quay lại nhà của mình nhưng vẫn không thành. Với khu TĐC Cung Đường nếu người dân không ở xã sẽ thu hồi cấp cho người khác hoặc lập dự án cho người dân chăn nuôi gia trại. Nhưng với khu TĐC Ngư Mỹ Thanh càng khó khăn hơn, nếu thu thồi cấp lại thì không ai ở.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm