| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT từ chối 3 tỉnh có dự án xin chuyển đổi đất rừng

Thứ Ba 17/11/2020 , 19:27 (GMT+7)

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn vừa có văn bản phúc đáp trả lời các tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Bình về các dự án xin chuyển đổi đất rừng.

Trong văn bản trả lời tỉnh Ninh Bình, Bộ NN-PTNT đề nghị không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản đối với nhà máy xi măng Duyên Hà. Ảnh: Anh Tú - Phạm Thiệu.

Trong văn bản trả lời tỉnh Ninh Bình, Bộ NN-PTNT đề nghị không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản đối với nhà máy xi măng Duyên Hà. Ảnh: Anh Tú - Phạm Thiệu.

Cụ thể, tại văn bản số 7944 gửi UBND tỉnh Ninh Bình về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Bộ NN-PTNT cho biết có nhận được Tờ trình số 131/TTrUBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 nhà máy xi măng Duyên Hà và hồ sơ dự án kèm theo.

Sau khi xem xét, Bộ NN-PTNT có ý kiến như sau: Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 30/10/2020, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị chuyển mục đích sử dụng 38,17 ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi.

Tuy nhiên, điểm b khoản 3 Điều 41a bổ sung (khoản 2 Điều 1) Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định: Không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản. Do vậy, dự án không đúng với tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác theo quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ.

Tại văn bản số 7943 gửi UBND tỉnh Bình Thuận về việc đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV, Bộ NN-PTNT sau khi nhận được Tờ trình số 4141/TTrUBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận có ý kiến như sau:

Về tên gọi của dự án - Tại các Văn bản số 1645/TTg-CN ngày 31/10/2017, số 1791/TTg-CN ngày 22/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, số 2444/ĐL-NLTT ngày 28/12/2018 của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, số 2531/TCMT-TĐ ngày 11/6/2019 của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 1034/QĐ-UBND ngày 17/4/2017, số 3656/QĐ-UBND ngày 27/12/2018, số 170/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận, xác định tên dự án là Dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2.

Tại Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 30/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) tỉnh Bình Thuận, trong đó, phân bổ chỉ tiêu cho dự án Điện gió Hòa Thắng 1.2 với diện tích 60 ha tại huyện Bắc Bình.

Như vậy, tên gọi “Dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV” ghi trong Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận là không thống nhất với tên gọi “Dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2” tại các văn bản nêu trên.

Về quy mô, diện tích thực hiện dự án. Tại Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020, UBND tỉnh Bình Thuận xác định dự án được thực hiện trên quy mô 45,41 ha; tuy nhiên, mới nêu thông tin về 28,52 ha rừng tự nhiên (gồm: 23,61 ha quy hoạch rừng phòng hộ, 4,91 ha quy hoạch rừng sản xuất); phần diện tích còn lại chưa có thông tin cụ thể và chưa thống nhất với diện tích nêu trong Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng nằm trong dự án Nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV.

Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2020, tuy nhiên, Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện 2 trạng rừng nằm trong dự án Nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV, gửi kèm hồ sơ dự án được thực hiện tháng 3/2019, do đó, Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng gửi kèm Hồ sơ dự án chưa đáp ứng nội dung quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP: “Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích theo: Loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng)”.

Về bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp công trình: Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV, tỷ lệ 1:2000 gửi kèm Hồ sơ dự án, không thể hiện rõ hiện trạng tổng thể khu vực dự án, không thể hiện thời điểm lập bản đồ hiện trạng rừng.

Vì những lý do nêu trên, Bộ NN-PTNT cho biết hồ sơ trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án Nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV theo Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020 chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Dự án Nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV theo Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020 chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. Ảnh: TTXVNNT.

Dự án Nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV theo Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020 chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. Ảnh: TTXVNNT.

Tiếp đến, tại công văn số 7951 gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Sau khi xem xét Tờ trình số 6283/TTrUBND ngày 26/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (sau đây viết tắt là Dự án) và hồ sơ dự án kèm theo, sau khi xem xét, Bộ NN-PTNT có ý kiến như sau:

Điều 41a bổ sung (khoản 2 Điều 1) Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp quy định tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác: Không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

Tuy nhiên, tại Tờ trình số 6283/TTr-UBND ngày 26/10/2020 và hồ sơ Dự án kèm theo, UBND tỉnh Quảng Nam chưa làm rõ diện tích rừng tự nhiên đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng của Dự án thuộc phân khu nào của Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, nên chưa có cơ sở để xác định Dự án thuộc tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 41a bổ sung (khoản 2 Điều 1) Nghị định số 83/2020/NĐ-CP.

Về Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thì “Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; dự án có sử dụng từ 1 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; từ 5 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; từ 10 ha đất trở lên của 2 khu dự trữ sinh quyển...

Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên, đất rừng tự nhiên từ 100 ha trở lên; dự án có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên thuộc Danh mục các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)".

Bộ NN-PTNT cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 3379/QĐUBND ngày 19/9/2017 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án là không phù hợp về thẩm quyền. Ảnh: BQN.

Bộ NN-PTNT cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 3379/QĐUBND ngày 19/9/2017 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án là không phù hợp về thẩm quyền. Ảnh: BQN.

Đặc biệt, thời gian qua, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở một số địa phương, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân, nhưng dư luận, các chuyên gia đang đặt vấn đề có ảnh hưởng của việc giảm diện tích rừng tự nhiên, do chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án đã làm thay đổi đặc tính tự nhiên, tính bền vững của tự nhiên.

Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị tỉnh Bình Thuận và tỉnh Quảng Nam cân nhắc cẩn trọng trong đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, đặc biệt đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, cũng như các hoạt động tác động vào làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên khu vực ven biển, khu vực miền núi của địa phương.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất