| Hotline: 0983.970.780

Cần làm rõ việc cha ruột Phó Bí thư Đảng ủy xã được phục hồi thương binh

Thứ Bảy 26/10/2019 , 10:58 (GMT+7)

Sau gần 30 năm bị rút giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh, ông Thống bất ngờ được giải quyết phục hồi chế độ.

 

Trụ sở UBND xã Tân Lộc 

Bị địch bắt, khai báo, mất khí tiết

Theo kết quả xác minh của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Cà Mau, năm 1982, ông Phạm Minh Thống đứng khai hồ sơ thương binh với nội dung: Ông tham gia cách mạng năm 1972, là đội viên Du kích xã Tân Lộc.

Ngày 15/2/1973, ông được Xã đội và Chi bộ phân công đi ra ấp chiến lược thu thuế đảm phụ bị địch phục kích bắt tra tấn giam 1 tháng nhưng không khai báo cơ sở cách mạng. Do đó, hồ sơ ông Thống được chấp nhận nên được hưởng chính sách như thương binh.

Đến năm 1992, sau việc điều tra giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh, đoàn cán bộ của tỉnh tổ chức họp dân tại ấp 1 (nay ấp 3), xã Tân Lộc (huyện Thới Bình), nhân dân địa phương tố giác ông Thống chiêu hồi địch mất khí tiết.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, ông Phạm Minh Thống có tên Phạm - Rô - Ni (SN 1932, bí danh Hai Phước) là đội viên du kích ấp 4, xã Tân Lộc đã ra hồi chánh ngày 20/3/1970. Địch cho học tập từ ngày 30/3/1970 đến ngày 4/5/1970, sau đó hoàn hương về ấp 4, xã Tân Lộc.

Tháng 2/1972, ông Thống đi lính cho địch, gia nhập Trung đội 97 nghĩa quân xã Tân Lộc, sau chuyển về đồn Đồng Sậy. Đêm ngày 13/3/1973, ông Dương Văn Thọ, Trưởng đồn phối hợp với cách mạng tổ chức khởi nghĩa thắng lợi, ông Thống trở về cách mạng.

Kết luận số 73 của Sở LĐ-TB&XH.

Đến tháng 10/1973, ông Thống được ông Hứa Văn Nhựt, xã ủy viên xã Tân Lộc, phụ trách tổ Đảng xây dựng, mời làm du kích ấp 4. Ngày 18/3/1974, ông Thống đang đi thăm đìa bị Đại đội 413 của địch hành quân bắt giam tại Cà Mau và Cần Thơ cho đến ngày 30/4/1975. Trong thời gian ở tù, ông Thống có khai ông Chuẩn ấp đội (chết) và ông Hòa, Công an viên.

Trên cơ sở biên bản họp dân ấp 1, vào đầu tháng 9/1992, Xã ủy, UBND xã Tân Lộc họp kết luận: “Ông Thống có chiêu hồi, có bị địch bắt và có khai báo, mất khí tiết không đủ tiêu chuẩn thương binh”.

Ngày 28/9/1992, UBND huyện Thới Bình ban hành Quyết định số 405/QĐ.UB về việc rút giấy chứng nhận bị thương đã cấp cho ông Phạm Minh Thống ngày 8/5/1982.

Sau đó, tháng 2/1993, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cũng ban hành Quyết định số 101/LĐ-TBXH-QĐ về việc rút giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh đối với ông Thống.

“Bỗng dưng” được phục hồi thương binh

Đến khoảng tháng 4/2013, ông Thống gửi đơn yêu cầu đề nghị Sở LĐ-TB&XH tỉnh giải quyết cấp lại Giấy chứng nhận thương binh. Theo nội dung kết luận số 73/KL-LĐTBXH ngày 9.4.2015 của Sở LĐ-TB&XH kiến nghị UBND huyện Thới Bình, UBND xã Tân Lộc xem xét có văn bản đề nghị về việc phục hồi chế độ thương binh đối với ông Phạm Minh Thống.

Ý kiến của người dân xã Tân Lộc

Ngày 29/5/2015, Đảng ủy, UBND xã Tân Lộc và các ngành liên quan của xã phối hợp mời các cựu cán bộ hưu trí, cao niên tuổi Đảng để tiến hành cuộc họp nội dung triển khai kết luận số 73 về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Thống. Kết quả có 2 luồng ý kiến khác nhau về quan điểm mà kết luận số 73 của sở đưa ra, trong đó, có 5 ý kiến thống nhất và 2 ý kiến không thống nhất.

Theo UBND xã Tân Lộc, đây là vấn đề nhạy cảm, không khéo dẫn đến có nhiều cách nghĩ khác (ông Phạm Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã là con ông Phạm Minh Thống). Trong khi đó, việc rút thẻ thương binh trước đây là do họp dân cách đây 23 năm, được UBND huyện và Sở LĐ-TB&XH tỉnh ra quyết định rút giấy như thương binh đối với ông Thống vào năm 1993.

Công văn chỉ đạo của sở, gửi qua email riêng

Đến ngày 6/9/2019, Sở LĐ-TB&XH có biên bản làm việc với người dân tại UBND xã Tân Lộc, với sự tham gia của bà Nguyễn Thị Nhung (ấp 3, xã Tân Lộc), ông Lê Hồng Kết (ấp 5, xã Tân Lộc), ông Ngô Văn Dày… trong việc phản ánh hồ sơ hưởng chế độ thương binh của ông Thống.

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Nhung cho rằng, hồ sơ khai của ông Thống là không đúng sự thật. Ông Ngô Văn Dày cho biết thêm, qua hồ sơ ông Thống, tại sao chế độ ông Thống bị thu hồi lại được khôi phục lại sau gần 30 năm, để những nhân chứng sống đã chết mới tiến hành khôi phục.

Trong khi đó, ông Lê Hồng Kết nêu quan điểm: “Tình trạng của ông Thống rất khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ, con người ông Thống không có lập trường tư tưởng vững vàng, trong hồ sơ không thể hiện trùng khớp (trong lúc bị bắt lại đồng thời đi lính), có dấu hiệu khai man. Về lịch sử chính trị và bản chất chính trị không xứng đáng để được khôi phục lại chế độ thương binh, dư luận quần chúng nhân dân không đồng tình về quá trình khai của ông Thống”.

Quan điểm của UBND xã Tân Lộc

Thế nhưng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đề nghị Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện hướng dẫn đối tượng khai lập bổ sung hồ sơ thương binh đúng với thực tế, giải quyết phục hồi chế độ thương binh đối với ông Thống.

Sau đó, đến ngày 23/9/2109, Phòng LĐ-TB&XH huyện ban hành Công văn đề nghị Chủ tịch UBND xã Tân Lộc xem xét giới thiệu đối tượng thân nhân của ông Thống liên hệ nhận tiền.

Điều kỳ lạ, là sau đó Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Khối Văn hóa - Xã hội không thông qua Chủ tịch mà tự ý ký giấy giới thiệu cho thân nhân ông Thống nhận tiền.

Ngoài ra, UBND xã Tân Lộc cũng nêu ra nhiều tình tiết mới có tính chất bất thường trong vụ việc như công văn số 1639 của Sở LĐ-TB&XH không gửi công khai trên hệ thống đến UBND xã Tân Lộc mà gửi thư điện tử riêng cho Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Khối Văn hóa - Xã hội.

Qua xem xét, trong Báo cáo Số 91 của Thanh tra Sở (do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Khối Văn hóa - Xã hội  cung cấp và báo cáo), có nhiều sai sót, nội dung bị thay đổi, nhiều ý kiến ngược lại với nguyên tắc quy định.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm