| Hotline: 0983.970.780

Cây cho chùm trái nhỏ màu hồng, vừa ngọt vừa chua, chuộng làm kiểng

Thứ Hai 19/08/2019 , 08:48 (GMT+7)

Ông Huỳnh Văn Ràng, 62 tuổi, quê ở ấp Trường Thọ B, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đang sở hữu một vườn si rô vô cùng ấn tượng.

Ông là một cựu chiến binh, sau ngày hòa bình về quê trồng cây ăn trái trên diện tích đất 1.500 m2. Cách nay khá lâu, nhân lúc đi TP. Hồ Chí Minh ông đã phát hiện một loại cây có trái đẹp hấp dẫn, ông liền xin hột về trồng. Hai năm sau cây bắt đầu cho trái, khi chín có màu đỏ óng ả, mộng nước, mùi vị giống như si rô nên nhiều người gọi là cây “si rô”.

Theo nhiều tài liệu, si rô có tên khoa học là Carissa carandas. L, thuộc học trúc đào, xuất xứ từ Indonesia, Ấn Độ. Cây thân gỗ, dạng bụi, sống lâu băm, chiều cao từ 2 - 4m, thân và cành có gai nhọn. Cây càng to càng sai quả, quả mọc thành chùm, đầy sức sống, đẹp nhất là thời gian trái đổi màu, từ xanh sang đỏ lợt rồi đỏ sậm, tím đen, cực kỳ hấp dẫn. Trái xanh có vị chua, khi chín có vị vừa ngọt, vừa chua, thơm mùi si rô.

Ông Huỳnh Văn Ràng bên cây si rô trước nhà.
Cây si rô đã đến mùa thu hoạch.
Si rô làm nước giải khát ngon tuyệt.

Lúc đầu ông Ràng trồng chủ yếu là để làm kiểng. Sau đó ông đọc báo, xem đài mới biết si rô là loại cây đẹp, lạ và quý hiếm, có thể dùng ăn tươi, làm gia vị thay chanh, làm mứt, ngâm rượu hoặc nấu si rô. Từ đó ông có ý tưởng mở rộng diện tích trồng, cho vào chậu để kinh doanh mua bán và trao đổi.

4 năm nay, ông đã đầu tư nhiều công sức để nhân giống bằng cách chiết cành, vô chậu cung cấp cho các vườn hoa kiểng với giá 100.000 – 150.000đ/cây loại nhỏ; 200.000 – 300.000đ/chậu/loại cây lớn đang cho trái. Bình quân mỗi tháng ông giao cho khách hàng khoảng 100 cây giống, thu nhập trên 20 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Tư, Chủ tịch Hội dân xã Trường Long cho biết, ông Huỳnh Văn Ràng là một nông dân năng nổ, lao động sản xuất giỏi. Ông đã nhân giống thành công cây si rô, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Nhưng đây là loại cây đặc trưng dành cho người chơi kiểng chứ không phải cây ăn trái nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Hiện trong vườn nhà ông có 50 cây trên 4 năm tuổi đang cho trái và vài trăm cây mới vào chậu, trong đó có hai cây cái (cây trồng đầu tiên) cao trên 4m, mỗi mùa hái từ vài chục kg trở lên.

Ông Ràng cho biết, cây si rô trồng hạt mất 2 năm mới cho trái, còn cây chiết chỉ cần vài tháng là trổ bông. Cây rất dễ trồng, phát triển mạnh, ít bị sâu bệnh, thích hợp với đất cao ráo. Hằng năm chỉ bón phân 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối vụ. Thường cây ra hoa từ tháng 2 âm lịch và bắt đầu chín từ tháng 7, 8.

Từ thuận lợi trên, ông Ràng vừa cung cấp cây giống, vừa nấu si rô bán với giá 50.000đ/chai/500ml. Ông cho biết đa phần người mua cây là để chơi kiểng vì trái đẹp, lạ, màu sắc hấp dẫn.

Ông Nguyễn Văn Tư ở Phong Điền cho biết, nhiều người chơi kiểng, thích cây si rô là ví trái có màu đỏ tươi, mộng nước. Theo quan niệm của người Á Đông, màu đỏ tươi là màu hy vọng, tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy mà nhiều người đang săn lùng cây si rô mang về làm kiểng.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm