| Hotline: 0983.970.780

'Cây dương vật khổng lồ' nở hoa ở xứ lạ

Thứ Ba 14/03/2023 , 10:20 (GMT+7)

Đây được coi là hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp vì loài cây Amorphophallus gigas (thường gọi là cây dương vật) rất khó ra hoa, thường chỉ với tần suất khoảng 10 năm/lần duy nhất.

 
Hình ảnh hiếm gặp khi hai cây Amorphophallus gigas cùng nở hoa vào một thời điểm ở vườn thực vật Leiden. Ảnh: ERN

Hình ảnh hiếm gặp khi hai cây Amorphophallus gigas cùng nở hoa vào một thời điểm ở vườn thực vật Leiden. Ảnh: ERN

Tuy nhiên loài cây có nguồn gốc ở xứ nhiệt đới khi nở hoa có mùi xác thối đặc trưng này đã lần đầu tiên nở hoa tại một vườn thực vật ở Hà Lan.

Theo EuroNews, cây Amorphophallus gigas - dịch theo nghĩa đen là 'dương vật khổng lồ' - đã mọc dựng đứng với chiều cao trên 3 mét ở vườn thực vật Leiden vừa qua, và tiếp sau đó là cây thứ hai cũng nở hoa chỉ vài ngày sau đó.

Tuy nhiên loài hoa bắt mắt này chỉ nở trong vòng hai ngày rồi lụi dần. Đến nay có rất ít vườn thực vật có loài cây này, bởi nó có nguồn gốc từ đảo Sumatra của Indonesia.

Người phát ngôn của vườn thực vật Leiden cho hay: “Chúng tôi đã rất may mắn bởi vì không những đã có một mà là tới hai mẫu vật ra hoa (vào gần như) cùng một thời điểm. Điều này mang đến cho du khách cơ hội duy nhất để chiêm ngưỡng hai cây này ra hoa trong cùng một thời điểm, vì thời gian nở hoa của loài này rất ngắn ngủi”.

Vậy có gì khác thường về cây dương vật? Mặc dù cây dương vật khổng lồ rất chóng tàn nhưng vài ngày sau bạn vẫn có thể nhìn thấy hầu hết cả 'cụm hoa' Amorphophallus gigas ở vườn thực vật Leiden.

Loài thực vật nhiệt đới quý hiếm dù đã héo úa sau khi chúng vươn cao tới hơn ba mét. Và đặc biệt là một đặc điểm cảm quan nổi bật khác cũng đã giảm đi: mùi thối của chúng, thậm chí còn nặng mùi hơn cả mùi xác chuột chết.

Người phát ngôn của vườn thực vật Leiden giải thích: “Khi ra hoa, nó tỏa ra một mùi rất hôi để thu hút ruồi và bọ cánh cứng, những loài côn trùng thích đẻ trứng trên sinh vật chết để thụ phấn cho chúng.

Người dân Mỹ xếp hàng đi ngắm và ngửi thử cây Amorphophallus gigas nở hoa tại Vườn bách thảo Chicago. Ảnh: CNN

Người dân Mỹ xếp hàng đi ngắm và ngửi thử cây Amorphophallus gigas nở hoa tại Vườn bách thảo Chicago. Ảnh: CNN

Hồi tháng 9 năm 2015, khi một cây A. titanum (Amorphophallus gigas) nở hoa tại Vườn bách thảo Chicago (Mỹ), hàng nghìn người đã xếp hàng để được chứng kiến và ngửi thử loài cây có cấu trúc hoa lớn nhất Trái đất này.

Khi được hỏi tại sao hoa cây dương vật có mùi thối như vậy? Chuyên gia Vườn bách thảo Chicago cũng chỉ ghi nhận đó là “sự kết hợp giữa các hỗn hợp dimethyl trisulfide, axit isovaleric, dimethyl disulfide, rượu benzyl, indole và trimethylamine”…

Còn một người làm vườn khác mô tả nó có mùi "giống như mùi phân ngấu, rất nồng, và một chút mùi băng phiến nữa". Chính vì thế nhiều người đã gọi nó là 'hoa xác chết'.

Hiện Amorphophallus gigas được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt vào nhóm ‘có nguy cơ tuyệt chủng’ do cũng phải chịu áp lực môi trường khắc nghiệt hoặc biến đổi khí hậu vì ngày càng có nhiều khu rừng đất thấp bị biến thành các đồn điền dầu cọ hoặc bị lâm tặc chặt phá để khai thác gỗ.

Theo các chuyên gia, thậm chí ngay cả trong những khu rừng già, ổn định, ở xứ nhiệt đới, cây dương vật A. titanum cũng hiếm khi ra hoa, điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương của loài cây quý hiếm này.

(EuroNews; CNN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm