| Hotline: 0983.970.780

Chữa sỏi tiết niệu bằng đông y

Thứ Năm 12/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoá sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày...

Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản) là bệnh phổ biến ở nước ta, nhất là ở nông thôn. Nguyên nhân là do uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc do thay đổi ph nước tiểu…

Tuỳ theo vị trí của sỏi, có sỏi thận (đài, bể thận) sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi cũng theo 3 giai đoạn: Tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, canxi niệu tăng, citrat niệu thấp, ph niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hay suy thận cấp hay mạn tính. Bệnh thường hay tái phát sau khi đã chữa trị.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoá sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm chi khí hoá trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hử hoả động ảnh hưởng đến tác dụng khí hoá của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Chữa sỏi tiết niệu bằng Đông y

Trong Đông y, tuỳ thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng. Thể này dùng phép thanh nhiệt hoá kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:

Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm sắc thuốc với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, lấy 1,5 bát trộn chung cả 2 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2 – 3 tháng.

Thể thận hư: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ…Phương thuốc thường dùng là:

Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.

Cách sắc và dùng như trên.

Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hàng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

Để đề phòng tái phát, cần uống nhiều nước (1,5 – 2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng canxi.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.