| Hotline: 0983.970.780

Chung cư 'đắc địa nhất Hà Nội' bị tố tra tấn, lừa khách hàng

Thứ Hai 24/06/2019 , 08:57 (GMT+7)

Cư dân dự án D’. Le Roi Soleil của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tại bán đảo Quảng An, gửi đơn kêu cứu đến báo NNVN về việc họ cho là bị lừa dối, thậm chí đe dọa tính mạng, tài sản.

Mất nóc

Chị Hiền, nói chị và nhiều cư dân đã nhận nhà tại dự án D’. Le Roi Soleil cảm thấy rất bức xúc vì quảng cáo chung cư hạng sang, song thực tế như ở trong “mê cung”, kèm theo hiện trạng ngoại thất, nội thất tòa nhà khác hẳn trên quảng cáo.

Thiết kế trên quảng cáo của D’. Le Roi Soleil, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, có phần nóc màu xanh.

“Khi quyết định bỏ hàng tỷ đồng mua căn hộ trong dự án, điều khiến chúng tôi rất thích là tòa nhà được thiết kế có mái vòm màu xanh. Tuy nhiên, thực tế đến nay là tháng 6/2019, cả hai tòa tháp căn hộ đều không có mái vòm”, chị Hiền nói.

Cư dân này cho rằng đây là chiêu trò của chủ đầu tư nhằm “phù phép” bỏ nóc, tận dụng chiều cao nóc để xây thêm tầng, thêm căn hộ bán cho khách hàng.

Theo tài liệu PV có được, trước sức ép từ việc nhiều khách hàng tập trung đông người, giăng băng rôn phản đối, Tân Hoàng Minh mới xin phép cơ quan chức năng của Hà Nội để xây thêm mái vòm như trong quảng cáo. Ngày 20/6/2019, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, có văn bản số 3221/QHKT-P2, đồng ý cho Tân Hoàng Minh xây thêm mái vòm tại hai tòa tháp chung cư trong dự án.

Trong thông báo của Tân Hoàng Minh gửi tới các khách hàng, dự án đi vào hoạt động từ ngày 29/1/2019, chậm tiến độ gần nửa năm so với quảng cáo.

Chị Tú, một cư dân khác của D’. Le Roi Soleil mỉa mai rằng bỏ tiền tỷ ra để mua chung cư “Lệ Rơi”. “Điện có hôm mất 8 tiếng, thang máy có lần rơi tự do, hoặc tự đóng tự mở. Rạp phim CGV gần đó thì tra tấn dân cư bằng tiếng ồn. Nhiều chỗ thi công trong tòa nhà ngổn ngang, bụi bặm, sống như bị tra tấn”, chị Tú nói.

Cửa ra vào được quảng cáo dùng vật liệu chống cháy, song vừa đưa vào sử dụng đã bong tróc.

Theo đơn khiếu nại của cư dân, ngày 3/6/2019, chung cư “Lệ Rơi” bị mất điện từ 10h đến 18h. Chủ đầu tư giải thích rằng kế toán “quên” thanh toán với Điện lực Tây Hồ nên bị cắt điện. Các cư dân tỏ ra bức xúc vì họ đã thanh toán tiền cho Sở Điện lực, trong khi bị cắt điện giữa nắng nóng vì lỗi của chủ đầu tư.

Chị Ngọc, kể rằng cư dân phải dò đường bằng smart phone trong ngày 3/6, bởi tòa nhà thiết kế hàng lang hướng tâm, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Khi mất điện, toàn bộ chìm trong bóng tối.

“Người lớn, trẻ em, nháo nhác như bị nhốt trong mê cung tối tăm. Thế mà dự án mang tên D’Le Roi (tiếng Pháp là Nhà vua – ngụ ý cư dân được ở tương đương hoàng gia), như này khác gì hành hạ cư dân”, chị Ngọc nói.

Chị Ngọc, chị Tú và nhiều cư dân khác, nói với PV rằng họ đã đầu tư từ 6,5 tỷ đến cả chục tỷ đồng để nhận căn hộ.
 

Tráo hàng Trung Quốc thành hàng Nhật

Nhiều cư dân thuộc chung cư “Lệ Rơi” cũng phản ánh việc thang máy được quảng cáo là hàng Nhật, trong khi kiểm tra lại cho thấy đây là hàng Trung Quốc. Chị Hiền kể rằng thang máy có hiện tượng rơi tự do, chỉ số kỹ thuật ghi chứa được 14 người, song thực tế chưa bao giờ đạt được số lượng trên.

“Lan can vừa dùng chưa nửa năm đã bong tróc, rỉ sét. Một số căn hộ bị nước mưa tràn vào nhà do cửa sổ không đạt chất lượng”, chị Hiền kể.

Bể bơi trong tòa nhà vẫn đang ngổn ngang, dù được tuyên bố đưa vào sử dụng từ tháng 1.

Trong đơn gửi báo NNVN, cư dân dự án D’. Le Roi Soleil cho biết ngày 15/6, sau nhiều lần kêu gọi đối thoại bất thành, họ đã tới trụ sở Tập đoàn Tân Hoàng Minh, song ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn vẫn không xuất hiện.

Đơn kêu cứu của cư dân D’. Le Roi Soleil cho rằng việc không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình của chủ đầu tư có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của cư dân và gia đình cư dân, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Phần lớn cư dân đã trả tiền mua căn hộ, nhận bàn giao căn hộ nhưng không thể vào vì nguy cơ mất an toàn nêu trên, phần còn lại bất đắc dĩ phải vào ở nhưng luôn trong tinh thần sợ hãi, lo lắng vì nguy hiểm rình rập và có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Cty Luật TNHH Trường Sơn, cho biết với thực trạng tại dự án D’Le Roi Soleil, cần nghiêm túc kiểm tra lại khâu nghiệm thu. “Hiện trạng xây dựng ngổn ngang như thế thì chưa thể được coi là nghiệm thu bàn giao để đưa vào sử dụng. Chủ đâu tư có thể vi phạm việc đưa vào vận hành mà chưa nghiệm thu. Các lỗi về điện, gạch vỡ, là lỗi vận hành của tòa nhà, thể hiện việc kiểm tra, hoàn thiện công trình của chủ đầu tư là chưa tốt. Ở đây cũng cần xét đến trách nhiệm đơn vị quản lý tòa nhà”, ông Tuấn cho biết.

Cư dân D’. Le Roi Soleil phản đối chủ đầu tư vì cho rằng bị lừa.
D’Le Roi Soleil là dự án tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ quốc tế và căn hộ chung cư - tọa lạc tại 59 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội, nằm trên ngã ba đường Đặng Thai Mai - Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội. Công trình được xây dựng trên khu đất gần 10.000 m2 nằm trên bán đảo Quảng An, tiếp giáp hồ Tây với 2 tòa tháp căn hộ cao 25 tầng, 1 tòa tháp dịch vụ 8 tầng và 5 tầng hầm để xe.
Tân Hoàng Minh quảng cáo đây là dự án có vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội, thiết kế tân cổ điển tinh tế và đẳng cấp (thiết kế có mái vòm xanh). Tập đoàn này cũng tuyên bố dự án D’. Le Roi Soleil được giới sành bất động sản đánh giá là một dự án “đáng sống” cho những người thành đạt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm