| Hotline: 0983.970.780

Con đường đau khổ

Thứ Sáu 03/07/2015 , 06:13 (GMT+7)

Đường Phong Châu được nâng cấp mở rộng và chính thức khởi công vào ngày 5/9/2014 có chiều dài gần 1600 m. 

Con đường này có vị trí rất quan trọng nối liền xã Vĩnh Thái, xã Phước Đống với TP. Nha Trang (Khánh Hòa).

Song, kể từ khi triển khai dự án san lấp mặt bằng thì con đường này hàng ngày phải oằn mình gánh chịu hàng trăm chiếc xe tải chở đất đá.

Do xe có trọng tải quá lớn, chạy nhanh và lưu thông liên tục nên con đường bị băm nát, sụn lún, hư hỏng nặng. Khi xe qua lại với tốc độ cao bụi bay tứ tung như làn sương mù phủ kín trên đường, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và luôn phải hít bụi.

Nhiều nhà dân sống hai bên đường dù phun nước liên tục, nhưng vẫn không ngăn nổi bụi. Nhiều hộ dân phải bỏ đi làm ăn ở nơi khác còn những hộ ở lại luôn phải đóng kín cửa và lập tường che bằng các tấm bạt...

Quá bức xúc nên người dân thôn Đất Lành (xã Vĩnh Thái ) đã lấy đá, bàn ghế… chắn ngang đường, nhằm cản trở các xe chở đất đá qua lại. Đã nhiều lần người dân kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và chủ dự án sớm chấm dứt tình trạng trên.

16-57-44_3
Người dân bức xúc nhắc nhở đoàn xe tải giảm tốc độ

Thế nhưng khi các cơ quan chức năng vào cuộc, tình trạng trên chỉ tạm ổn được thời gian ngắn. Sau đó các xe tải lại tung hoành, thậm chí còn tăng  số lượng xe chạy bất kể giờ giấc. 

Rất mong chủ dự án và cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương xử lý mạnh tay hơn, trả lại sự bình yên cho người dân sống dọc con đường Phong Châu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm