| Hotline: 0983.970.780

Công ty CP Bến xe Nghệ An ôm đất vàng

Thứ Năm 14/11/2019 , 13:10 (GMT+7)

Nhằm giảm tải áp lực về cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các quyết định di dời Bến xe Trung tâm Thành phố Vinh ra địa bàn xã Nghi Kim, cách địa điểm cũ khoảng 5km. Bến xe mới nằm sát QL 1A với tổng diện tích lên đến 44.920 m2.

11-49-31_1
Dự án bến xe Bắc Vinh của Cty CP Bến xe Nghệ An mới hoàn thành 1/2 tiến độ.

Được tạo điều kiện nhưng chủ đầu tư - Cty CP Bến xe Nghệ An lại không triển khai theo cam kết. Đã thế doanh nghiệp này còn vươn vòi…
 

Động thái nửa vời

Xí nghiệp Bến xe khách Nghệ An trước đây là doanh nghiệp (DN) nhà nước. Tháng 7/2004 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 2502/QĐ-UB-ĐMDN chuyển thành Cty CP Bến xe Nghệ An. Thời điểm đó, vốn Nhà nước tại công ty chiếm 59,1%.

Đến tháng 12/2014, Nhà nước tiến hành thoái toàn bộ số vốn nói trên cho các tổ chức, cá nhân khác. Cty CP Bến xe Nghệ An hoạt động đa ngành nghề, bao gồm lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê…

Qua tìm hiểu, trước đây chủ đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An cho thuê khu đất quy mô 9.667,8m2 tại thửa đất số 28, thuộc tờ bản đồ số 47, nằm trên địa giới hành chính phường Lê Lợi, TP Vinh để triển dự án Bến xe Trung tâm thành phố Vinh. Thời hạn kéo dài đến 31/12/2048, áp dụng theo hình thức trả tiền hàng năm.

Xin nói thêm, đây là diện tích đất thuê do đó không được tính vào giá trị của doanh nghiệp thời điểm chuyển đổi cổ phần hóa.

Hòa vào quá trình phát triển chung, TP Vinh phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, bùng nổ nhất phải kể đến giao thông vận tải. Trong khi bến xe nằm ở trung tâm nội thành nên kéo theo nguy cơ ùn tắc tăng nhanh, để giảm thiểu áp lực, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định di dời bến xe ra khu vực xã Nghi Kim, TP Vinh. Địa điểm mới nằm sát QL1A, cách vị trí cũ khoảng 5km, có tổng diện tích lên đến 44.920 m2.

Theo quy hoạch chi tiết, bến xe mới gồm các hạng mục công trình chính như: nhà điều hành 3 tầng, diện tích xây dựng 550 m2; cửa hàng ăn uống, giải khát 400m2; sân bãi đậu xe các loại 10.900m2; nhà xưởng bảo dưỡng, sửa chữa 650 m2; nhà nghỉ, phục vụ khách bình dân 3 tầng diện tích 370m2; nhà công vụ cho cán bộ, công nhân viên 325m2; nhà hàng cao cấp 1 tầng diện tích 1.250m2; trung tâm thương mại cao 5 tầng diện tích 1.200m2; khách sạn du lịch cao 7 tầng diện tích xây dựng 1.500m2; khu vui chơi giải trí, thể thao diện tích 4.800m2…; tổng diện tích xây dựng công trình là 12.557m2 với tổng mức đầu tư hơn 270 tỉ đồng.

Được chính quyền địa phương tạo điều kiện, giao hàng chục ngàn m2 “đất sạch” nhưng Cty CP Bến Xe Nghệ An lại không triển khai như cam kết ban đầu.

Cụ thể, theo kế hoạch giai đoạn 1 dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước thời điểm 30/4/2014. Tuy nhiên, thực tế mãi đến tháng 4/2018 các công đoạn mới chính thức xong xuôi.

Trong khi đó, giai đoạn 2 với tổng kinh phí hơn 197 tỉ đồng được vẽ ra hoành tráng với hệ thống trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, dịch vụ ăn uống… đến nay vẫn đang nằm nguyên vẹn trên giấy thay trong “lời hứa hão huyền” sẽ về đích vào cuối năm 2016.

11-49-31_2
Giai đoạn 2 của dự án vẫn đang ở chế độ chờ.

Theo quan sát của PV NNVN hiện chưa có bất kỳ một hạng mục nào được xây dựng trên phần đất trên, toàn bộ diện tích đất đai bị bỏ hoang hóa suốt nhiều năm trời, cỏ mọc kín mít cả một vùng (!).
 

Khư khư ôm đất vàng

Lẽ ra khi được ưu ái cho thuê hàng chục ngàn m2 đất để làm bến xe mới, Cty CP Bến xe Nghệ An cần chủ động hoàn trả lại diện tích đất cũ để tập trung toàn lực hoàn thành đúng tiến độ. Nhưng không, DN này lại cố tình khư khư ôm đất công cho riêng mình, để rồi giờ đây tất thảy như một mớ bòng bong.

Nhằm “ôm trọn” khu đất vàng gần 10.000 m2, Cty CP Bến xe Nghệ An đã làm hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện “Dự án khu đô thị Bông Sen”. Ngày 6/12/2018 đơn vị này tiếp tục có Tờ trình số 227/TTr.BXNA đề nghị điều chỉnh một số nội dung liên quan, trong đó phần đất xin chuyển đổi mục đích hơn 9.525 m2 (lùi vào 1m so với chỉ giới đường đỏ tuyến đường).

Về quy mô, dự kiến sẽ xây dựng hệ thống nhà ở liền kề cao 5 tầng, diện tích hơn 2.143 m2; đất nhà văn hóa và dịch vụ phụ trợ; tổ hợp thương mại dịch vụ và chung cư 22 tầng, diện tích khoảng 2.700 m2… Tổng mức đầu tư là 447,489 tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề trên, phía UBND TP Vinh lập luận: Việc đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Bông Sen cơ bản phù hợp với định hướng quy hoạch chung của thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt. Việc xây dựng dự án góp phần chỉnh trang, phát triển đô thị thêm hiện đại và tạo điểm nhấn về công trình kiến trúc tại khu vực.

Cần biết rằng, dự án này có vị thế đắc địa, địa hình tiếp giáp với các trục đường chính của đô thị, gồm đường Lê Lợi quy hoạch rộng 45m, đường Lý Thường Kiệt quy hoạch rộng 24m, xung quanh có hệ thống hạ tầng đồng bộ, đáp ứng về nhu cầu phát triển chung. Theo định giá đơn thuần, đất tại khu vực này có giá trị cao chót vót, trên dưới 100 triệu đồng/m2 hoặc hơn.

11-49-31_4
Tiến độ dự án mới không đảm bảo nhưng chủ đầu tư vẫn cố giữ gần 10.000 m2 “đất vàng” tại vị trí bến xe cũ.

Không riêng gì bến xe Bắc Vinh, hiện một công trình khác của Cty CP Bến xe Nghệ An là dự án bến xe phía Nam, thuộc địa phận xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên, Nghệ An) cũng đang lâm tình cảnh tương tự. Dẫu cho cơ quan chuyên ngành đã nhiều lần ra công văn nhắc nhở, đôn đốc nhưng mọi việc cơ bản không tiến triển là bao.

Động thái của Cty CP Bến xe Nghệ An đang gây ra nhiều hệ lụy, một mặt ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nói chung, mặt khác đang lãng phí nghiêm trọng tài sản của nhà nước.

Sau những “cú phốt” để đời DN này vẫn bình chân như vại.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm