| Hotline: 0983.970.780

Công ty Hữu Huệ sai phạm 'chất chồng', chính quyền không xử lý triệt để?

Thứ Hai 19/12/2022 , 18:15 (GMT+7)

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ có hàng loạt sai phạm mắc phải trong những năm vừa qua, tuy nhiên doanh nghiệp này không bị xử lý.

Xưởng bê tông trái phép hoạt động thách thức dư luận

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh, Trạm trộn bê tông của Công ty Hữu Huệ nằm ngay trung tâm của xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Xung quanh trạm này là Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã Quyết Thắng, Trạm Y tế xã và Nhà văn hóa xã; Trong vòng bán kính khoảng 100m từ trạm trộn là UBND xã Quyết Thắng, Trường Mầm non, Trường Tiểu học và Trường THCS của xã Quyết Thắng.

Trạm trộn bê tông Hữu Huệ đã hoạt động 5 năm nay dù chưa đủ các thủ tục pháp lý. Thậm chí còn vượt 250% công suất được UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép theo Quyết định 1157/QĐ-UBND năm 2017. Cũng vì vậy, Công ty Hữu Huệ đã bị Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên xử phạt về hành vi sai phép. Tuy nhiên đến nay, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp các quy định của pháp luật.

1

Trạm trộn bê tông Hữu Huệ (vị trí khoanh màu cam) không đủ thủ tục pháp lý những vẫn hoạt động giữa khu dân cư, gần với nhiều công sở Nhà nước, trường học của xã Quyết Thắng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Huy Hòa, Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên thông tin, hoạt động của công ty diễn ra từ lâu. Xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã phối hợp kiểm tra, yêu cầu phía chủ đầu tư là Công ty Hữu Huệ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, thực hiện đảm bảo đúng việc sử dụng đất đai.

Khi được hỏi về việc, vì sao Công ty Hữu Huệ sai phạm diễn ra ngang nhiên trên địa bàn, ở giữa trung tâm xã và khu dân cư, nhưng UBND xã không có biện pháp ngăn chặn, hay như việc đình chỉ hoạt động? Ông Hòa trả lời rằng đây là vụ việc đã vượt quá thẩm quyền của cấp xã, phải xin ý kiến của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố và UBND thành phố Thái Nguyên.

Để làm rõ sự việc này, chúng tôi cũng đã liên hệ với Văn phòng UBND thành phố Thái Nguyên từ cuối tháng 11/2022, nhưng đại điện đơn vị này có thông báo lại vì một số lý do, nên đơn vị này chưa bố trí được thời gian làm việc với phóng viên của Báo Nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, câu trả lời vì sao chưa đình chỉ hoạt động sai phép của Công ty Hữu Huệ vẫn còn để ngỏ!

Bê tông HH

Vì sao Công trạm trộng Bê tông Hữu Huệ không bị đình chỉ hoạt động và bị tháo dỡ, đó là câu hỏi chưa có hồi đáp. Ảnh: Toán Nguyễn.

"Xe vua" dán mác bê tông Hữu Huệ tung hoành

Đây là hình ảnh được ghi nhận vào lúc 7h30 phút sáng ngày 13/12/2022, tại tuyến đường Bắc Sơn, thuộc địa phận phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Đây là giờ cao điểm, nhưng nhiều xe bồn chở bê tông và xe luân chuyển bơm bê tông loại 3 – 4 chân mang thương hiệu Bê tông Hữu Huệ tiến hành chặn lòng đường. Đường Bắc Sơn khu vực này là đường 2 chiều, có giải phân cách ở giữa, nhưng đã bị các loại xe tải lớn của doanh nghiệp này chặn hơn nửa một chiều đường, dẫn tới việc bị ùn tắc giao thông.

Ông V, là một người dân tại thành phố Thái Nguyên cho biết: Tôi rất bức xúc, không hiểu cơ quan chức năng lại không phát hiện xử lý, để cho doanh nghiệp ngang nhiên chặn đường phố như vậy. Đáng lẽ việc thi công công trình như vậy phải được thực hiện vào các khung giờ thích hợp, ít người đi lại, chí ít là giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. Nhưng những xe tải to như vậy thì nên hoạt động vào sau 22h đêm, tránh ảnh hưởng tới giao thông.

a87bcf1564b7bde9e4a6

Hơn nửa của một chiều đường đường Bắc Sơn bị xe bồn và xe luân chuyển bơm bê tông mang thương hiệu Bê tông Hữu Huệ chặn lại, gây ùn tắc giao thông. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cũng theo ông V, bản thân ông đã gặp xe của Công ty Hữu Huệ chặn đường nhiều lần để thi công. Ông cũng cung cấp những hình ảnh doanh nghiệp này chặn đường tại các tuyến phố chính, đông người đi lại như Bến Tượng, Quang Trung, Bắc Sơn…

Việc các loại xe có trọng tải lớn mang thương hiệu Bê tông Hữu Huệ ngang nhiên hoạt động, bất chấp giờ giấc trong các tuyến phố tại thành phố Thái Nguyên không phải là chuyện lạ với người dân nữa.

Nhiều người tự hỏi, xe của Công ty Hữu Huệ có phải là “xe vua”? Liệu có thế lực nào đứng sau chống lưng cho những sai phạm của doanh nghiệp này. Từ việc hoạt động trạm trộn bê tông sai quy định pháp luật ngay giữa khu dân cư, trung tâm xã, cho đến hoạt động vận tải, thì những nghi vấn đó không phải là không có cơ sở.

Video xe bồn và xe luân chuyển bơm bê tông mang thương hiệu Bê tông Hữu Huệ tại đường Bắc Sơn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Công ty Hữu Huệ dính vi phạm thi công không đảm bảo chất lượng

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng đã từng phản ánh, vào tháng 6/2021, Công ty Hữu Huệ thi công tuyến đường giao thông nông thôn Cát Nê - Thậm Thình - Quân Chu, có giá trị đầu tư là gần 15 tỷ đồng (14,991 tỷ đồng), bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Chiều dài toàn tuyến là gần 7,2km, mặt đường rộng 5m, độ dày của lớp bê tông mặt đường là 22cm. Tuy nhiên, việc thi công đã phát hiện 4 đoạn đường có chất lượng kém, có đất lẫn với bê tông và có đoạn mỏng so với thiết kế. Sự việc này cũng đã bị chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đại Từ yêu cầu dỡ bỏ đoạn đường không đạt yêu cầu, và phải đổ lại bê tông.

Vào tháng 11/2021, tại công trình xây dựng sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nối từ đường tỉnh 261, xã Phúc Thuận đến xã Phúc Tân có chiều dài 6,3km, có giá trị đầu tư là 42 tỷ đồng, do Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư. Đoạn đường thi công tại địa phận xóm 8, xã Phúc Tân, thành phố Phổ Yên đã sử dụng bê tông Hữu Huệ để thi công mặt đường. Sau khi đổ bê tông buổi sáng ngày 24/11/2021, đến buổi chiều cùng ngày thì cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp làm đường đã phát hiện bất thường về chất lượng. Cụ thể là bê tông bị rạn, nứt, không đảm bảo đông kết, đá sử dụng đổ bê tông kém chất lượng, kích thước không đồng đều và chủ yếu có kích cỡ 1x2 (sai so với thiết kế là sử dụng loại đá 2x4cm). Sau đó, đoạn đường này đã phải dỡ bỏ để đào lên làm lại.

DSCN2855

Đoạn đường Cát Nê - Thậm Thịnh - Quân Chu do Công ty Hữu Huệ thi công bị phát hiện chất lượng kém, đã bị Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đại Từ yêu cầu dỡ bỏ và phải làm lại. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tháng 3/2019, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 3 công trình do Công ty Hữu Huệ thi công kê khai thiếu doanh thu lên đến 2,3 tỷ đồng. Cụ thể là: Công trình đường Mỹ Yên, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, huyện Đại Từ; Công trình xây dựng nền, mặt đường, hệ thống thoát nước và an toàn giao thông, đoạn Km0 - Km3+500 và tuyến nhánh 1 thuộc Dự án đường Mỹ Yên - Khôi Kỳ - Hoàng Nông - La Bằng - Phú Xuyên, huyện Đại Từ; Công trình san nền, mặt đường, hệ thống thoát nước và an toàn giao thông hạng mục bổ sung 2 tuyến nhánh thuộc dự án đường giao thông liên tỉnh Mỹ Yên - Khôi Kỳ - Hoàng Nông - La Bằng - Phú Xuyên, huyện Đại Từ.

Sau đó, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã kiến nghị thu hồi số tiền 256,8 triệu đồng do chưa kê khai đầy đủ thuế GTGT, thuế tài nguyên và phí môi trường của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ.

Nhưng khó hiểu là, hành vi có dấu hiệu trốn thuế của doanh nghiệp này lại không bị xử lý theo quy định của pháp luật, mà chỉ là thu hồi lại số tiền thất thoát mà doanh nghiệp này “quên” kê khai.

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm