| Hotline: 0983.970.780

Đường giao thông nông thôn vừa làm xong đã hỏng

Thứ Ba 29/06/2021 , 09:56 (GMT+7)

Đường giao thông nông thôn Cát Nê - Thậm Thình - Quân Chu, huyện Đại Từ, Thái Nguyên mới đưa vào sử dụng 1 năm nay nhưng đã nhiều lần phải đào lên làm lại.

Làm được 1 năm thì 3 lần sửa

Tuyến đường giao thông nông thôn Cát Nê - Thậm Thình - Quân Chu được đầu tư với tổng số tiền là gần 15 tỷ đồng (14,991 tỷ đồng), bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Chủ đầu tư là UBND huyện Đại Từ, đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ (gọi tắt là Công ty Hữu Huệ).

Chiều dài toàn tuyến là gần 7,2km, mặt đường rộng 5m, độ dày của lớp bê tông mặt đường là 22cm. Tuyến đường được xây dựng xong và đưa vào khai thác sử dụng đến nay đã tròn 1 năm.

Doanh nghiệp dùng bê tông thải xếp trên đường chặn xe ô tô đi vào đoạn đường phải đào lên làm lại, Ảnh: Đào Hoàng.

Doanh nghiệp dùng bê tông thải xếp trên đường chặn xe ô tô đi vào đoạn đường phải đào lên làm lại, Ảnh: Đào Hoàng.

Tuy nhiên, theo như phản ánh của người dân xã Cát Nê tới Báo Nông nghiệp Việt Nam, trên tuyến đường này cứ thi thoảng lại có đoạn phải đào lên để sửa chữa. Mỗi lần như vậy là cuộc sống của người dân lại bị đảo lộn, nhất là xe ô tô (đặc biệt là xe chở hàng) sẽ mất khoảng hơn 3 - 4 tuần không được đi lại do doanh nghiệp chặn đường để đổ bê tông và thời gian làm khô bê tông.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chỉ sau 1 năm đưa vào sử dụng, đơn vị thi công đã phải tiến hành sửa chữa 3 lần với 4 đọan đường khác nhau.

Bê tông thải vẫn chưa được doanh nghiệp thu dọn sau khi phải đào lên từ một đoạn đường phải sửa chữa ở xóm La Lang. Ảnh: Đào Hoàng.

Bê tông thải vẫn chưa được doanh nghiệp thu dọn sau khi phải đào lên từ một đoạn đường phải sửa chữa ở xóm La Lang. Ảnh: Đào Hoàng.

Vì sao phải sửa?

Chị Nguyễn Thị L (xóm La Lang, xã Cát Nê, huyện Đại Từ), một người dân có nhà cạnh tuyến đường Cát Nê - Thậm Thình - Quân Chu, là người chứng kiến từ quá trình bắt đầu xây dựng cho đến việc phải đào lên làm lại thông tin: Hôm đổ bê tông đoạn cổng nhà tôi trời mưa rất to, nhưng đơn vị thi công vẫn làm. Rất lầy lội mà xe bồn, cộng với máy móc, công nhân đi lại khiến đất lộn lẫn vào với bê tông. Còn đoạn phía bên trên thì đổ vào hôm trời quá nắng nóng, bê tông đổ trong xe ra đã rất khô, công nhân họ cố gắng làm nhanh cho xong, nên ngay từ lúc đó mặt đường đã không được bóng, đẹp.

Chị L nói thêm: Tôi thấy là chất lượng đường cơ bản tốt, giúp người dân đi lại thuận tiện. Chỉ có những đoạn nói trên là lần lượt hỏng và phải sửa lại, mỗi đoạn cũng chỉ dài khoảng 5 – 10m. Doanh nghiệp đã 3 lần đào đường lên để đổ lại bê tông, mỗi lần như vậy lại chặn đường đi lại gần 1 tháng, xe ô tô không được đi lại.

Ông Đỗ Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Cát Nê cho biết: Tuyến đường Cát Nê – Thậm Thình – Quân Chu do Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện (Đại Từ) làm chủ đầu tư, xã chỉ làm nhiệm vụ giám sát cộng đồng. Có mấy đoạn chủ đầu tư bắt doanh nghiệp phải sửa là do có 1 đoạn đổ trời mưa, chât lượng đường không đảm bảo. Còn mấy đoạn khác phải đổ lại là mặt đường bị bong chóc, sần sùi không đảm bảo mỹ quan...

Một đoạn đường ở xóm La Lang, xã Cát Nê phải đào lên để đổ lại bê tông. Ảnh: Đào Hoàng.

Một đoạn đường ở xóm La Lang, xã Cát Nê phải đào lên để đổ lại bê tông. Ảnh: Đào Hoàng.

Bê tông Hữu Huệ có đảm bảo chất lượng?

Ngay từ thời điểm mới thi công xong, người dân đã phản ánh của về chất lượng bê tông không đảm bảo. Ngày 4/1/2020, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã Cát Nê đã có buổi làm việc với đại diện nhà thầu là ông Mai Công Mạnh. Biên bản làm việc đã ghi nhận, tuyến đường thi công xuất hiện một đoạn cát lót đường chứa nhiều đất đỏ, khi gặp nước nhão ra như bùn đất.

Ngoài ra, tại vị trí thi công vào sáng ngày 4/1 thấy có một số điểm độ dày của bê tông không đủ 22cm như thiết kế; Mặt bằng bê tông không phẳng, thẩm mĩ kém.

Còn hiện tại, sau 1 năm đi vào sử dụng, riêng đoạn đường chạy qua xóm La Lang, xã Cát Nê phải sửa chữa nhiều lần đã khẳng định chất lượng của tuyến đường giao thông nông thôn Cát Nê – Thậm Thình – Quân Chu là có vấn đề.

Độ dày của bê tông tại thời điểm khoan kiểm tra chất lượng công trình sau thi công tại một đoạn đường dày 16cm, trong khi thiết kế là 22cm. Ảnh: Trọng Thể.

Độ dày của bê tông tại thời điểm khoan kiểm tra chất lượng công trình sau thi công tại một đoạn đường dày 16cm, trong khi thiết kế là 22cm. Ảnh: Trọng Thể.

Những tấm bê tông bị cậy lên hiện đang được xếp tại nhiều vị trí dọc tuyến đường, khi quan sát cũng thấy lộ ra những vấn đề đáng quan tâm.

Ông Đào Văn Đ, một người có hơn 20 năm xây dựng công trình cho rằng: Thành phần đá trong bê tông của Công ty Hữu Huệ có nhiều đá đen, giống với đá thải ở các mỏ than trên địa bàn, loại đá này khác với đá xây dựng thông thường (đá thông thường có màu xanh đen, xanh nhạt hoặc màu trắng đục). Nếu đúng là đá thải từ mỏ than thì trong đá sẽ có hàm lượng dầu nhất định, điều này làm cho độ bám dính, liên kết của bê tông kém đi, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Bê tông của Công ty Hữu Huệ có nhiều viên đá màu đen, giống như đá thải của các mỏ than. Ảnh: Đào Hoàng.

Bê tông của Công ty Hữu Huệ có nhiều viên đá màu đen, giống như đá thải của các mỏ than. Ảnh: Đào Hoàng.

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.