| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến chống rầy cứu lúa đông xuân ở Bình Định

Thứ Năm 31/03/2022 , 10:25 (GMT+7)

Lúa đông xuân 2021 - 2022 trà muộn ở Bình Định đang giai đoạn trỗ, ngậm sữa, đúng lúc này rầy nở rộ gây hại đến hơn 3.000 ha.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, vụ đông xuân 2021 - 2022 tỉnh này gieo sạ được 47.604 ha lúa. Trong đó, diện tích lúa chân cao sạ cưỡng là 1.628 ha đang trong giai đoạn thu hoạch; lúa chân 3 vụ 5.709 ha đang giai đoạn chín - thu hoạch; lúa chân 2 vụ 40.266 ha đang giai đoạn ngậm sữa - chín - thu hoạch.

Đến nay, Bình Định đã thu hoạch được khoảng 11.543 ha diện tích lúa đông xuân trà sớm. Hiện những diện tích lúa trà muộn đang giai đoạn trỗ, ngậm sữa với diện tích khoảng 3.605 ha, tập trung ở các huyện: Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài Ân, Thị xã An Nhơn và Thị xã Hoài Nhơn.

Nhiều diện tích lúa đông xuân 2021 - 2022 ở Bình Định bị rầy gây hại, ngã rạp trước khi kịp thu hoạch. Ảnh: V.Đ.T.

Nhiều diện tích lúa đông xuân 2021 - 2022 ở Bình Định bị rầy gây hại, ngã rạp trước khi kịp thu hoạch. Ảnh: V.Đ.T.

Lứa rầy nở rộ từ ngày 5 - 15/3 đã phát sinh gây hại nặng cục bộ với mật độ trên 2.0000 con/m2 trên lúa

Ở Thị xã An Nhơn, tính đến ngày 26/3, địa phương này đã có trên 100 ha lúa bị rầy gây hại với mật độ trên 1.000 con/m2, cá biệt có diện tích từ 7.000 - 10.000 con/m2, gây cháy chòm, tập trung tại các xã Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn Mỹ, Nhơn Tân, Nhơn Thọ…

chân 2 vụ đang giai đoạn chắc xanh - chín tại các huyện: Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài Ân và thị xã An Nhơn với tổng diện tích bị nhiễm 3.006 ha; trong đó, diện tích nhiễm nặng là 1.814 ha với mật độ trên 2.000 con/m2.

Huyện Phù Cát là một trong những địa phương có nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm rầy nhất tỉnh Bình Định với hơn 1.500 ha. Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát, rầy xuất hiện trên hầu hết các giống lúa, chủ yếu trên diện tích sạ dày. Tập trung nhiều ở các xã Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng; trong đó, có tới 600 ha có mật độ rầy từ 2.000 - 5000 con/m2 gây cháy chòm.

Tại huyện Tuy Phước, đến nay cả huyện đã có 500 ha lúa đông xuân đang vào giai đoạn ngậm sữa,

làm chắc - chín bị rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại, tập trung ở các xã: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, cá biệt có diện tích mật độ rầy cao đến 7.000 - 10.000 con/m2 gây cháy chòm.

Tính đến nay, rầy đã gây hại hơn 3.000 ha lúa đông xuân tại Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Tính đến nay, rầy đã gây hại hơn 3.000 ha lúa đông xuân tại Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Võ Xuân Thiết, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuy Phước, trước tình hình rầy có thể lây lan gây hại diện rộng, từ đầu tháng 3/2022, UBND huyện Tuy Phước đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền 13 xã, thị trấn phối hợp với các HTX Nông nghiệp cử cán bộ kỹ thuật cùng bà con ra đồng kiểm tra ruộng, nếu phát hiện rầy mật độ từ 1.500 con/m2 trở lên phải kịp thời sử dụng thuốc đặc trị để bơm phun diệt trừ.

“Từ đầu tháng 3 đến nay, huyện đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định mở 4 lớp tập huấn sử dụng thuốc BVTV đặc trị rầy nâu, rầy lưng trắng cho 160 nông dân nòng cốt của 2 xã Phước Thuận và Phước Sơn. Đồng thời, tiếp nhận thuốc BVTV được hỗ trợ để phun diệt trừ rầy trên diện tích 342 ha lúa đang bị rầy hại nặng ở 2 xã Phước Thuận và Phước Sơn”, ông Võ Xuân Thiết, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuy Phước cho hay.

Trước tình hình nguy cấp do rầy gây ra trên lúa đông xuân 2021 - 2022, theo ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, đơn vị này đã kịp thời ra thông báo tình hình rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa đông xuân, đồng thời tham mưu lãnh đạo Sở NN-PTNT ban hành văn bản gửi các địa phương về việc triển khai phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng; nhận định tình hình rầy và hướng dẫn biện pháp phòng trừ cụ thể.

Hiện nay, diện tích lúa đông xuân trà muộn đang giai đoạn trỗ, ngậm sữa với diện tích khoảng 3.605 ha. Ảnh: T. Trân.

Hiện nay, diện tích lúa đông xuân trà muộn đang giai đoạn trỗ, ngậm sữa với diện tích khoảng 3.605 ha. Ảnh: T. Trân.

Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định còn phân công cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật đứng chân địa bàn các địa phương kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình phát sinh của rầy; dự báo chính xác thời gian rầy nở, nắm chắc diện tích bị nhiễm rầy cần phòng trừ và phối hợp với các địa phương tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ rầy kịp thời, hiệu quả.

“Hiện nay, các địa phương đã tổ chức phòng trừ rầy hiệu quả cho 3.006 ha diện tích lúa bị nhiễm rầy trên địa bàn. Chi cục Trồng trọt và BVTV đang phối hợp với các địa phương chuẩn bị phòng chống lứa rầy tháng 4 trên lúa đông xuân muộn”, ông Kiều Văn Cang cho hay.

Cũng theo ông Cang, hiện nay, phát dục rầy tập trung tuổi 4 - 5, trưởng thành tiếp tục gây hại cục bộ trên lúa chân 2 vụ giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh - chín tại các địa phương. Dự báo trong thời gian đến, rầy non nở rộ từ ngày 2 - 15/4, gây hại nặng cục bộ lúa đông xuân trà muộn giai đoạn đòng trỗ - ngậm sữa, đáng quan ngại nhất là ở các  huyện Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn và Thị xã An Nhơn.

Hiện Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định đang phối hợp với các địa phương chuẩn bị phòng chống lứa rầy tháng 4 trên lúa trà muộn. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định đang phối hợp với các địa phương chuẩn bị phòng chống lứa rầy tháng 4 trên lúa trà muộn. Ảnh: V.Đ.T.

“Từ nay đến cuối vụ đông xuân 2021 - 2022, Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định tiếp tục phối hợp với Tổ chỉ đạo Sản xuất trồng trọt của Sở NN-PTNT, phòng NN-PTNT và phòng kinh tế các huyện, thị và các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cùng chính quyền địa phương tập trung kiểm tra tình hình rầy, tham mưu kịp thời cho Sở NN-PTNT cùng lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố trong công tác chỉ đạo.

Song song đó, tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến phát sinh của rầy; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt là kiểm tra, xác định diện tích nhiễm rầy cần hỗ trợ thuốc phòng trừ để tham mưu lãnh đạo Sở NN-PTNT xuất thuốc hỗ trợ chống rầy cho các địa phương”, ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định cho hay.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.