Đáp ứng nhu cầu điện năng khổng lồ
Thủy điện, trên thực tế, là trung tâm của một trong những sáng kiến xanh được đánh giá cao nhất của Trung Quốc, một kế hoạch mở rộng nhanh chóng năng lượng tái tạo vào năm 2020.
Trước khi xây dựng các đập thủy điện, nhu cầu năng lượng khổng lồ Trung Quốc chủ yếu được đáp ứng bằng các nhà máy điện chạy bằng than. Than chiếm 67% nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp, kỷ lục thủy điện được xem là kỷ lục của Trung Quốc |
Để giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào điện than, Trung Quốc muốn thay thế 15% mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia đến từ các nguồn tái tạo vào năm 2020, so với 7,5% hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, Bắc Kinh đang phát triển các dự án năng lượng mặt trời, gió... Mặc dù vậy, các dự báo cho thấy những nguồn này vẫn chiếm ít hơn 4% nguồn cung cấp năng lượng vào năm 2020.
Năng lượng hạt nhân là một lựa chọn phổ biến khác, và các quan chức dự định tăng gấp đôi công suất vào năm 2020. Tuy nhiên, ngay cả một sự mở rộng lớn như vậy sẽ chỉ xấp xỉ 4% nguồn cung cấp năng lượng. Thủy điện, ngược lại, đã chiếm 6% nguồn cung cấp điện và có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Giá phải trả
"Phát triển thủy điện ở phía Tây Trung Quốc đã không kiểm soát được, và đã đạt đến một quy mô điên rồ", Fan Xiao, nhà địa chất sống tại tỉnh Tứ Xuyên cho biết. Việc phát triển khía cạnh kinh tế của đập thủy điện được đánh đổi bằng cuộc sống của người dân, di sản văn hóa và môi trường, ông nói thêm.
Hơn 1 triệu người dân đã phải di dời để phục vụ cho việc xây dựng đập Tam Hiệp. Đồng nghĩa với việc nhiều nông dân mất đi sinh kế trên mảnh đất gắn bó của mình. Nhưng rời khỏi khu vực này không phải là một giải pháp tối ưu. Hơn 100.000 người đã dời đi, nhưng cũng có hàng nghìn người đã quay trở lại, mặc dù không được phép cư trú tại địa phương nữa. Năm 2002, một nhóm 57 dân làng rời làng Daqiao gần sông Dương Tử để đến một ngôi làng ở tỉnh Giang Tây, phục vụ cho việc xây dựng đập Tam Hiệp nhưng tất cả 57 đã trở lại sau 14 năm.
“Chúng tôi đã cố gắng trồng lúa ở Giang Tây nhưng năng suất thu hoạch rất nhỏ. Vì vậy, chúng tôi phải quay lại đây” bà Lin Shengping, 51 tuổi, một trong những người quay lại Daqiao cho biết. “Chúng tôi không có tiền, kể cả ở đây hay ở Giang Tây. Nhưng ở lại Daqiao, tôi có thể trông cháu mình để con trai và con dâu tôi có thể đi làm”, bà nói.
Nhiều cư dân phải di dời đến một ngôi làng làng mới cách đó chưa đầy một dặm. Nhưng nhiều người không nhận được đủ tiền bồi thường để xây một ngôi nhà mới. "Gia đình đình tôi có 3 thành viên. nhưng chỉ có 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.300 USD). Với số tiền nhỏ như vậy, tôi thậm chí không thể xây được tầng một”, bà Han nói.
Khoảng 1,4 triệu người đã được di dời để phục vụ việc xây dựng đập Tam Hiệp |
Xa hơn về phía thượng lưu sông Dương Tử, người dân ở làng Jianmin cũng ở trong tình trạng tương tự.
Vào ngày 22/6/2016, Lu Youbing thức dậy khi nghe thấy tiếng hét của người anh rể. Toàn bộ trang trại của cô ở làng Jianmin bị đổ sập khi một trận lở đất quét qua, hậu quả môi trường từ kỷ lục thủy điện. Tất cả 20 ngôi nhà đã bị phá hủy. 5 tháng sau, gia đình cô đang sống trong một cái lều và tự hỏi gia đình cô có thể đi đâu.
“Chúng tôi không còn gì. Không một thứ gì”, cô nói.
Mùa đông đang đến gần, và gia đình cô đang cố gắng chống chọi với cái lạnh. Họ quá nghèo để mua một căn hộ trong thành phố hoặc xây một nhà mới. Các viên chức địa phương cung cấp lều cho gia đình cô còn dân làng tặng quần áo.
Căn lều được dựng ngay trên sân thượng công trình kỷ niệm nỗ lực của các quan chức địa phương để cải thiện môi trường.
“Đây là lựa chọn duy nhất của chúng tôi. Chúng tôi còn biết làm gì khác được nữa?”, cô nói.