| Hotline: 0983.970.780

Lựa chọn 'sinh tử': Làm công nhân hay nông dân?

Thứ Sáu 11/09/2020 , 12:05 (GMT+7)

Cháu đi xuất khẩu lao động sang Nhật và đang chờ trở về. Bây giờ, cháu phải đối mặt với sự lựa chọn sinh tử, là làm gì khi về quê?

Cô kính mến!

Cháu đánh liều đi xuất khẩu lao động sang Nhật và đang chờ để trở về vì đã hết hạn. Ba mẹ cháu đã vay trên 250 triệu cho cháu đi, cả gói gồm việc học tiếng nữa. Cháu đã gởi tiền về trả dần và đợt cuối này còn 70 triệu nữa thì hết.

Bà con có người nói đi chi vậy, không mang được tiền về mà còn phải xa nhà, cực khổ đủ thứ. Cháu không nghĩ vậy, chỉ nói về mặt tiền bạc, đúng là không dôi ra được gì, vì chi phí cho việc đi quá lớn.

Nhưng mà cháu được học tiếng Nhật, được sống trên đất Nhật, được làm ăn dưới quyền các sếp người Nhật, theo cháu đó là lợi ích không tính ra tiền được. Biết bao kỷ nệm vui và buồn trong mấy năm qua, nếu không chỉnh mình trải nghiệm làm sao biết được, đúng không cô?

Bây giờ cháu phải đối mặt với sự lựa chọn sinh tử, là làm gì khi trở về. Ba má ở quê nhà cửa vườn đất không đến nỗi nào, thậm chí còn khang trang, rộng lớn hơn nhiều người. Ba má lại muốn cháu phải lên thành phố tìm công ty Nhật mà đầu quân, tiếp tục làm công nhân chứ không muốn cháu làm nông dân.

Cháu lại nghĩ khác, cháu đi và thấy, làm nông sản đâu có tệ, vấn đề là mình làm như thế nào và bán chúng ra sao? Đã đến lúc kiến tạo các thứ ngay trên mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, đâu có tệ, tệ hay không là do mình, đúng không cô?

Hình như người thôn quê của mình bây giờ hay có tâm lý rẻ rúng nông thôn. Họ tưởng rằng đi làm công nhân, cưới vợ cũng là công nhân thì vững hơn là làm nông dân ôm đất ôm vườn và có một gia đình nông dân nho nhỏ dưới mái nhà yên ổn giữa thiên nhiên.

Cháu thấy tâm lý người mình vậy là lệch lắm đó cô. Cháu sẽ có quyết định của mình nhưng những lúc nằm chờ có chuyến bay để hồi quê trong đại dịch, cháu thấy thú vị khi tâm sự với cô.

---------------------

Cháu thân mến!

Trước hết mừng cháu đã đến Nhật và biết nhiều thứ như cháu viết. Đi làm công nhân xuất khẩu là bám vào đất nước người ta bằng rễ của chính mình chứ không phải vi vu như du khách, hay là ngồi ghế giảng đường như sinh viên. Đúng, biết tiếng Nhật, làm thợ cho người Nhật là một bước học hỏi rất dài. Lợi ích đó không thể qui ra tiền được.

Vì sao nông dân mình ham đất mà vẫn rẻ rúng đất? Là vì mấy chục năm rồi nông sản không khiến họ khá lên, thậm chí còn gây ra nỗi kinh hoàng được mùa rớt giá. Có thể khi ấy cháu còn trẻ con, cháu không chứng kiến hoặc cháu không hiểu hết nỗi niềm của nhà nông.

Rồi đi học, tốt nghiệp PTTH, rồi học tiếng và đi xuất khẩu, cháu là một bộ phận của nông thôn, như cái cây trong chậu, nhỏ nhoi, xa cách gió mưa, bão bùng. Cô nhìn thấy như vậy khi cô khảo sát nông dân và nông thôn suốt gần nửa thế kỷ nay kể từ sau kết thúc chiến tranh.

Nhưng, đã có những yếu tố le lói hy vọng. Nhiều cử nhân, kỹ sư bỏ công sở về vườn, nuôi và trồng và làm du lịch homestay, rất sinh động, hấp dẫn. Đó là những đốm sáng nhỏ, và rồi, sẽ lan tỏa, làm thành niềm hy vọng, xua dần bóng tối và trì trệ ở nông thôn.

Không ai làm công nhân mãi, đó là công việc mau bị thải loại, ngoài bốn mươi dễ bị thay thế bởi một lớp trẻ hơn tươi và mới. Vậy số bị thải ra sẽ đi đâu nếu không về với nguồn, lá rụng về cội?

Cô hoan nghênh ý định về vườn của cháu. Chắc chắn cháu đã quan sát ở Nhật và đang tràn đầy năng lượng. Đi một ngày đàng, cháu đã đi cả ngàn ngày, cháu có bao nhiêu là sàng khôn rồi.

Đừng ngần ngại cháu ạ, cùng đừng nghĩ sẽ vợ con sớm, hãy kiên cố sự nghiệp với quê nghèo rồi hãy tính. Có biết bao việc với mảnh đất và ngôi nhà, để được cái nếp như người Nhật, mất rất nhiều công của người đàn ông, đúng không?

Mấy trăm triệu đã bỏ ra, thu về một con người suy nghĩ và hành xử, và kỹ năng sống khác. Rất hy vọng một thế hệ trẻ như cháu. Chúc cháu về nước bình an, thư giãn ngắn để còn bắt tay vào với những dự định hào sảng, có ích cho chính mình và cho quê hương, đất nước.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm