| Hotline: 0983.970.780

Đăk Lăk: Gạo cứu trợ khó... nuốt

Thứ Sáu 15/01/2010 , 15:15 (GMT+7)

Khi đem gạo vo bằng nước lã thì khoảng 30% bị nát thành bột, trong gạo có lẫn quá nhiều trấu. Đem số gạo đi nấu thì nồi cơm chia thành 3 tầng: lớp trên nồi thì sống, lớp giữa khô khốc, còn phía dưới là lớp bột nhão bị cháy khê, nồi cơm có mùi chua, mốc bốc lên không thể ăn được.

Cuối tháng 12/2009, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế gửi 50 tấn gạo về cứu trợ cho đồng bào nghèo các xã huyện Krông Năng gồm: Phú Xuân 10 tấn, Tam Giang 8 tấn, Ea Dah 12 tấn, DliêYă 10 tấn và Ea Puk 10 tấn. Nhưng nhận gạo cứu trợ về xong, nhiều hộ dân đã "tố": Cơm nấu từ gạo cứu trợ không thể ăn được.

Dân nói: “Không thể nuốt nổi”

Theo phản ánh của người dân, mặc dù được đóng bao rất cẩn thận, có cả lớp bao bằng nilông bên trong để chống thấm, đề vụ SX là vụ mùa năm 2009, hạn sử dụng đến hết tháng 12/2009. Ông Lê Hứu Tiệm, thôn Xuân Đoàn, xã Phú Xuân phản ánh: Khi đem gạo vo bằng nước lã thì khoảng 30% bị nát thành bột, trong gạo có lẫn quá nhiều trấu. Đem số gạo đi nấu thì nồi cơm chia thành 3 tầng: lớp trên nồi thì sống, lớp giữa khô khốc, còn phía dưới là lớp bột nhão bị cháy khê, nồi cơm có mùi chua, mốc bốc lên không thể ăn được.

Còn bà Nguyễn Thị Vinh ở cùng thôn cho biết: Do không thể nấu cơm ăn, nhiều gia đình sử dụng gạo để nấu rượu nhưng cũng rất khó, bởi vừa mới nấu thì nồi rượu đã bị đóng cặn và chua khét, lượng rượu chiết được không đáng là bao. Không thể sử dụng gạo cứu trở để ăn, những hộ này đem gạo bán cho các hộ chăn nuôi với giá chỉ bằng 50- 60% so với giá gạo thường nhưng vẫn không ai thèm mua.

Để sử dụng được số gạo cứu trợ, một số gia đình áp dụng “sáng kiến” mua gạo ngoài chợ độn thêm vào để nấu, nhưng cũng chỉ để “ăn dặm" ngày 1 bữa và chỉ dùng cho người lớn chứ trẻ con thì không thể nuốt nổi. Theo người dân, nhiều khả năng số gạo này là gạo cũ đã bị ngâm nước lũ quá lâu, sau đó nhà sản xuất đem sấy khô, trộn thêm một ít gạo thường rồi đóng bao.

Cán bộ nói: “Vẫn có thể”

+ Ông Nguyễn Sỹ Tứ, một hộ chuyên nấu rượu ở thôn Xuân Đoài phân bua, thấy gạo bán rẻ nên cũng ham, mua 60kg về nấu thử, gạo vẫn nấu được thành rượu, nhưng rượu không ngon, lượng rượu chiết được ít và khi nấu lại quá mất công, để nấu được loại này ông phải sáng chế ra một miếng lưới đặt dưới đáy nồi cho rượu khỏi khê vì gạo này gặp nước thì nhão thành bột.

+ Theo kết luận trong Báo cáo số 10-BC/CTĐ của HCTĐ tỉnh Đăk Lăk thì “Lô gạo cấp cấp phát tại địa bàn huyện Krông Năng chưa đảm bảo chất lượng”.

Ngày 14/1, ông Trần Minh Cảnh, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ) tỉnh cho biết, sau khi nhận được phản ánh của nhiều người dân, Hội tiến hành kiểm tra thực tế một số hộ gia đình. Kết quả nếm thử cơm được nấu từ gạo cứu trợ cho thấy, tại một số hộ được nhận gạo cứu trợ ở xã Phú Xuân có 2 loại gạo khác nhau (loại hạt tròn nhiều tấm và loại hạt dài ít tấm hơn), tỷ lệ gạo gãy nát nhìn bằng mắt thường khoảng 30- 40%. Một số hạt gạo bị đục, ngâm nước khoảng 5 phút thì bị nát. Gạo sau khi nấu thành cơm không có mùi (mốc, hôi) tuy nhiên khi ăn thấy nhạt, hạt cơm không có độ kết dính.

HCTĐ tỉnh Đăk Lăk cũng đã lấy 2 mẫu gạo cứu trợ gửi về Trung ương HCTĐ Việt Nam để kiểm định chất lượng. Ngày 13/1 HCTĐ tỉnh đã nhận được bản fax “Giấy chứng nhận phân tích” của Cty Cổ phần giám định và khử trùng- FFC về kết quả phân tích 2 mẫu gạo do Trung ương HCTĐ Việt Nam gửi qua thấy hầu hết các chỉ tiêu đều gần vượt ngưỡng hoặc bằng các chỉ tiêu quy định của loại gạo tẻ 25% tấm; duy nhất chỉ tiêu độ dính tối đa của 2 mẫu gạo kiểm nghiệm là không đạt với các chỉ số 0,7% và 0,8%, trong khi chỉ tiêu là 1,5%. Tuy nhiên, các mẫu gạo được yêu cầu phân tích không hề có niêm phong mà chỉ được đựng trong túi nilon 1 lớp khá sơ sài.

Ông Cảnh cho biết thêm, trong đợt này HCTĐ tỉnh nhận được 200 tấn gạo cứu trợ trong số 2.100 tấn gạo cấp phát cho 10 tỉnh, thành phố bị thiệt hại do cơn bão số 9 từ nguồn của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Số gạo này do Cty CP XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM trúng thầu cung cấp. Sau khi nhận được gạo cứu trợ, HCTĐ tỉnh Đăk Lăk đã cấp phát cho 4 huyện bị ảnh hưởng bão số 9.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.