| Hotline: 0983.970.780

Dân bức xúc khoản... 'thuế vịt' chạy đồng sau thu hoạch!

Thứ Năm 03/05/2018 , 06:30 (GMT+7)

Sau khi vụ lúa thu hoạch, người nuôi vịt chạy đồng ăn mót lúa rụng phải nộp phí cho chính quyền. Khoản phí này được tính theo diện tích đàn vịt được “ăn mót”, và mỗi năm, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định) thu từ khoản "thuế vịt" khoảng 14 triệu đồng.

10-55-24_1
Người nuôi vịt bức xúc trước khoản phí “công đồng lạc túc”

Loại phí mà lũ vịt phải “gánh” đã có từ lâu. Sau khi nộp phí, người nuôi vịt mới được xã giao mặt ruộng sau khi cắt lúa. Xã lý giải có loại phí này nhằm hạn chế việc chủ vịt từ các nơi khác lùa vịt “chạy đồng” đến ăn trên đồng xã, gây chồng lấn địa bàn chăn thả. Nhưng với nông dân trong xã, nuôi vịt để kiếm thêm thu nhập thì khoản phí này là “gánh nặng”.

Ông Lưu Đáy ở thôn An Hậu (xã Ân Phong), cho biết ông đang nuôi 800 con vịt chạy đồng, mỗi năm nộp cho UBND xã An Phong 1 triệu đồng. “Với 50ha mặt ruộng, 2 hộ chúng tôi phải nộp cho xã mỗi hộ 1 triệu, sau đó tự phân chia ranh giới mặt ruộng để thả vịt ăn mót lúa rụng. Năm nào khó khăn quá, tôi yêu cầu xã giảm phí. Nếu chủ tịch xã dễ tính thì được giảm, gặp đời chủ tịch khó tính thì cứ nộp đủ mới được thả vịt”, ông Đáy tố.

Theo bà Lê Thị Thơm (62 tuổi) cũng người ở xã Ân Phong, nuôi vịt thả đồng tựa như đánh bạc giữa ruộng, đóng phí để có diện tích ruộng thả vịt đã đời rồi trứng gia cầm tuột thấp, có năm thua lỗ đến hơn 20 triệu. "Mỗi năm tôi phải nộp phí 1 triệu đồng, trong lúc giá trứng thấp. Người chăn nuôi kiến nghị nhiều lần bỏ thu khoản phí này, nhưng không được chấp thuận”.

Cứ mỗi năm 2 vụ lúa, người nuôi vịt chạy đồng chỉ thả vịt ra ruộng khoảng 40 ngày. Nếu trong lúc gặt, lúa rụng nhiều thì vịt thả đồng mới được ăn đầy bữa, còn không thì về chuồng phải cho vịt ăn thêm lúa. “Ruộng của dân mà xã thu tiền, gây nhiều bức xúc và khó chịu. Người nuôi vịt đề nghị xã miễn khoản "thuế vịt" để bớt đi gánh nặng”, bà Thơm đề nghị.

Còn ông Hồ Văn Đương, quyền Chủ tịch UBND xã Ân Phong, xác nhận UBND xã thu phí này đã từ lâu. Người dân nộp phí trực tiếp và có hợp đồng hẳn hoi. “Xã thu phí để quản lý, buộc người nuôi có trách nhiệm trong chăn thả, tránh thả vịt chồng lấn địa bàn. Xã Ân Phong có hơn 500ha ruộng lúa, chúng tôi giao khoán 1ha khoảng 25.000 đồng/năm, có đáng là bao. Mỗi năm, xã chỉ thu về 14 triệu đồng cho ngân sách xã, phục vụ công tác quản lý chung”, ông Đương giải bày.

10-55-24_2
Lũ vịt muốn được thả trên đồng ruộng phải đóng phí 25.000đ/ha/năm

Cũng theo ông Đương, trước đây xã cho đấu giá, có năm lên đến hơn 30 triệu đồng. Tuy nhiên, gần đây nông dân cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp, ít lúa rụng xuống ruộng, vịt chẳng có mấy lúa ăn, trứng vịt lại thường xuyên rớt giá… nên xã đã hủy bỏ việc đấu giá. Thay vào đó, giao khoán mức phí 25.000 đồng/ha/năm.

Ông Đương cho rằng, việc thu phí theo hướng dẫn tài chính của UBND huyện Hoài Ân và nghị quyết HĐND xã, thu theo quy định nguồn thu khác của địa phương. “Tuy nhiên, nếu người chăn nuôi vịt thấy phí quá cao thì xã sẽ xem xét và giảm phí cho họ”, ông Đương nói.

Theo 1 lãnh đạo UBND huyện Hoài Ân, nguồn thu phí trên vịt thả đồng còn có tên gọi là “công đồng lạc túc” không phải chủ trương của huyện, mà có nguồn gốc từ lâu đời để lại. “Riêng việc thu phí gây bức xúc cho người nuôi vịt thì chúng tôi sẽ kiểm tra lại”, vị lãnh đạo này cho hay.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.