| Hotline: 0983.970.780

Dân lại tố xã gian dối

Thứ Tư 09/05/2012 , 10:48 (GMT+7)

Có dịp trở lại Tề Lỗ, chúng tôi được một số bà con tiếp tục phản ánh thêm về những hành vi gian dối, mập mờ trong quá trình bồi thường GPMB dự án Cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ.

Báo NNVN ra ngày 11/4 đã đăng bài "Lãnh đạo UBND xã Tề Lỗ gian lận". Sau khi báo đăng, có dịp trở lại Tề Lỗ, chúng tôi được một số bà con tiếp tục phản ánh thêm về những hành vi gian dối, mập mờ trong quá trình bồi thường GPMB dự án Cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ.

>> Lãnh đạo UBND xã Tề Lỗ gian lận

Mét vuông đất không bằng bát phở

Chị Nguyễn Thị Phương ở thôn Giã Bàng xã Tề Lỗ huyện Yên Lạc, một trong những hộ dân bị thu hồi đất, cho biết: Theo bảng giá đất do UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố ngày 1/1/2004, thì đất nông nghiệp loại I có giá 25.000 đồng/m2. Trong năm đó chúng tôi bị thu hồi đất, nhưng Ban GPMB chỉ bồi thường cho chúng tôi có 19.000 đồng/m2, thấp hơn giá do UBND tỉnh công bố 6.000 đồng/m2. Hỏi, không ai trả lời. Chúng tôi lên tỉnh hỏi. Tiếp chúng tôi, ông chủ tịch tỉnh đã gọi ông Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường sang, yêu cầu phải xem xét lại giá bồi thường. Nhưng rồi 8 năm trời nay vẫn chẳng thấy hồi âm.

Với giá bồi thường cho mỗi mét vuông đất nông nghiệp loại I là 25.000 đồng, chỉ tương đương với giá 1 bát phở, người dân Tề Lỗ đã quá thiệt thòi rồi, lại còn bị bớt đi 6.000 đồng mỗi m2 nữa, thì với tổng cộng khoảng 250.000 m2 đất bị thu hồi cho dự án, họ còn bị thiệt hại thêm tới 1,5 tỷ bạc nữa.

Trở lại các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tĩnh Vĩnh Phúc về việc một số lãnh đạo UBND xã Tề Lỗ như các ông Nguyễn Kim Hữu, Đào Hồng Chiêm, chủ tịch và phó chủ tịch xã; Tạ Xuân Hòa, Phó bí thư Đảng ủy xã, đã có hành vi gian dối, biến 15.002 m2 đất công ích (5%) của xã thành đất canh tác quỹ I của dân, cho một số người đứng tên, thu lợi bất chính 459 triệu đồng để ngoài ngân sách. Vấn đề đặt ra ở đây là, đằng sau việc gian dối ấy còn gì nữa? Theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, thì cứ 1 sào Bắc bộ (360 m2) đất canh tác bị thu hồi, người dân sẽ được giao 12 m2 đất để làm dịch vụ, được thưởng 300.000 đồng và được hỗ trợ 108 kg thóc/năm trong 5 năm, giá thóc 6.000 đồng/kg.


Cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ đã biến thành khu biệt thự

Biến 15.002 m2(tương đương 40 sào Bắc bộ) đất công ích thành đất canh tác quỹ I bị thu hồi, theo quy định trên, thì những người “hô biến” đó sẽ được giao 480 m2 đất dịch vụ. Tề Lỗ là xã nghề, đất đủ điều kiện để làm dịch vụ có giá từ 18 đến 20 triệu đồng/m2. 480 m2 tương đương gần 10 tỷ bạc, chưa kể họ còn được 12 triệu đồng tiền thưởng và 20.600 kg thóc, tương đương 123,6 triệu đồng.

Dạo một vòng quanh khu đất canh tác quỹ I của dân, giờ đã biến thành Cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhan nhản những biệt thự tân kỳ, không khác gì những dãy phố. Đất chỉ được thuê có 50 năm để làm dịch vụ mà họ có thể xây nhà như thế ư? Phải chăng bề ngoài là thuê, nhưng bên trong là “chia lô bán nền” đúng như phản ánh của người dân. Vấn đề này cũng cần phải được làm rõ.
Nếu đúng như vậy thì đây mới thực sự là số tiền khổng lồ bị chiếm đoạt, có dấu hiệu của một vụ tham ô lớn và tinh vi, gấp mấy chục lần số tiền “bề nổi” 459 triệu đồng mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phát hiện. Đây cũng chính là vấn đề khiến nhiều người dân Tề Lỗ bức xúc nhất, mong được đoàn thanh tra (được thành lập theo Quyết định số 193 ngày 29/2/2012 của Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc) làm rõ.

O ép, dọa nạt

Do giá đất đền bù quá rẻ mạt, do nhiều khuất tất trong việc đền bù, hỗ trợ GPMB, nên đến nay, sau 8 năm có quyết định thu hồi đất, mấy chục hộ dân xã Tề Lỗ vẫn chưa nhận tiền đền bù, dù đất của họ đã bị cưỡng chế, biến thành biệt thự. Để ép dân phải nhận tiền, UBND xã Tề Lỗ đã dùng rất nhiều cách.

Anh Dương Văn Hòa ở thôn Giã Bàng phản ánh, do còn chưa thông nên anh chưa nhận tiền đền bù. Khi anh lên xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, UBND xã nhất định bắt anh phải nhận tiền đền bù đất thì mới cho đăng ký. Vì ngày cưới đã ấn định, không còn cách nào khác, anh buộc phải nhận tiền.

Chị Vũ Thị Nụ là giáo viên trường THCS Tề Lỗ, không có đất bị thu hồi nhưng bỗng “được” nhà trường “cho nghỉ dạy” 1 tuần để về vận động bố chồng chị phải nhận tiền, và kèm theo một lời đe dọa là không vận động được thì cho chuyển sang trường khác xa hơn. Đảng viên Tạ Quang Hội, gần 50 năm tuổi đảng, cựu chiến binh, trong chiến tranh từng bị tù đày tại nhà tù của đế quốc, chỉ vì chưa nhận tiền đền bù (ông Hội có thửa đất canh tác số 608 bị ông Nguyễn Ngọc Thế, đương kim chủ tịch UBND xã Tề Lỗ đứng tên “nhận hộ” tiền) nên bị khai trừ khỏi đảng, khai trừ khỏi hội CCB. Ba hội viên hội CCB khác là các ông Dương Văn Gia, Tạ Văn Nhung, Nguyễn Kim Sinh cũng bị khai trừ khỏi Hội CCB vì lý do trên.

Có một câu hỏi xin gửi đến lãnh đạo Huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện Yên Lạc: Một đảng viên từng bị đế quốc tù đày, một cựu binh từng lăn lộn ở chiến trường hàng chục năm, chỉ vì chưa thông, chưa nhận tiền đền bù, mà đến nỗi phải khai trừ khỏi đảng. Thế thì những kẻ gian dối, thu lợi bất chính hàng nửa tỷ bạc để ngoài ngân sách, và còn làm rất nhiều điều khuất tất nữa trong quá trình đền bù GPMB của dự án Cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ, nên xử lý thế nào?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm