| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo 1.200 bà con thiểu số làm du lịch sinh thái

Thứ Ba 16/08/2022 , 08:38 (GMT+7)

Tổ chức Helvetas Việt Nam triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho khoảng 1.200 người dân tộc thiểu số tham gia các chuỗi du lịch sinh thái.

Hiện nay, Tổ chức Helvetas Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho khoảng 1.200 người dân tộc thiểu số tham gia các chuỗi du lịch sinh thái tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam nhằm góp phần cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phòng hộ.

Giảng viên hướng dẫn cách tạo điểm kết nối lửa và tạo hiệu ứng ánh sáng cho lửa trại. Ảnh: Khánh Chi.

Giảng viên hướng dẫn cách tạo điểm kết nối lửa và tạo hiệu ứng ánh sáng cho lửa trại. Ảnh: Khánh Chi.

Vừa qua, Helvetas Việt Nam phối hợp với Công ty du lịch Ken Travel đã tổ chức khóa tập huấn kỹ năng tổ chức lửa trại cho cộng đồng làm du lịch tại xã Hướng Phùng và Tân Hợp (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Thông qua khóa tập huấn, các học viên là thành viên của 15 hộ gia đình làm du lịch sinh thái tại huyện Hướng Hóa đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức lửa trại và các trò chơi lửa trại phục vụ du khách. Lửa trại là một hình thức sinh hoạt hấp dẫn, giúp gắn kết du khách và cộng đồng địa phương, tạo sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên.

Tuy nhiên, việc đốt lửa trại cũng có các nguyên tắc nhất định, đòi hỏi một số điều kiện và kỹ năng tổ chức tốt, nếu không, có thể trở thành nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, hoặc gây cháy rừng. Trong khóa tập huấn, các học viên được hướng dẫn về các loại hình lửa trại, quy trình thực hiện, cách tạo điểm kết nối lửa và hiệu ứng ánh sáng, các nguyên tắc an toàn, các phương pháp tạo không khí vui vẻ thông qua các trò chơi… Đồng thời, chuyên gia cũng hướng dẫn các học viên thực hành các kỹ năng tại chỗ theo hình thức "cầm tay chỉ việc".

Chị Hồ Thị Hui (xã Hướng Phùng) cho biết: “Trước đây tôi làm cà phê, trồng sắn, lúa rẫy và lên rừng hái măng để bán, thu nhập tạm đủ ăn nhưng vất vả lắm. Từ khi làm du lịch, tôi được gặp gỡ nhiều người nên thấy rất vui và mạnh dạn hơn, còn được mặc quần áo đẹp để tiếp đón khách nữa. Được tham gia khóa tập huấn, tôi có thêm nhiều kiến thức hay. Tôi đang có kế hoạch lập một đội văn nghệ để biểu diễn phục vụ khách.”

Thực hành đốt lửa trại gắn với trò chơi dân gian. Ảnh: Khánh Chi.

Thực hành đốt lửa trại gắn với trò chơi dân gian. Ảnh: Khánh Chi.

Với các nội dung thiết thực và phương pháp tập huấn hiệu quả, các khóa tập huấn do Helvetas Việt Nam thực hiện đã được các học viên cũng như chính quyền địa phương đánh giá cao. Chẳng hạn như tại khóa tập huấn về ẩm thực du lịch (tháng 6/2022), các học viên được hướng dẫn cách chế biến món ăn và đồ uống từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương, cách trang trí mâm cơm đậm bản sắc dân tộc và thân thiện với thiên nhiên.

Helvetas là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu châu Âu có trụ sở tại Thụy Sỹ, Đức và Hoa Kỳ, với mạng lưới hoạt động tại 30 quốc gia trên thế giới. Helvetas hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản trị, nước sạch - vệ sinh và phát triển nông thôn. Hiện nay, các chương trình của Helvetas Việt Nam tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và bao trùm; các vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu và phát triển kỹ năng nghề cũng được Helvetas quan tâm thực hiện.

Trong khóa đào tạo về marketing du lịch (tháng 7/2022), học viên được hướng dẫn kỹ năng quay phim, chụp ảnh, chỉnh sửa và dựng phim bằng phần mềm trên diện thoại di động, viết nội dung và đăng tải lên các nền tảng như Facebook, TikTok... để có thể tự quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch của mình.

Việc đưa các chuyên gia từ những doanh nghiệp du lịch, các tổ chức liên kết du lịch và các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch tham gia hướng dẫn trong các khóa tập huấn cũng giúp người dân tiếp cận và học hỏi cách làm du lịch chuyên nghiệp.

Sau khi được tập huấn, các học viên có thể áp dụng được ngay những kiến thức và kỹ năng đã học để cải thiện dịch vụ, giúp du khách trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương với các tiêu chuẩn phục vụ hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường.

Thực hành chế biến các món ăn cho học viên. Ảnh: Khánh Chi.

Thực hành chế biến các món ăn cho học viên. Ảnh: Khánh Chi.

Anh Hồ Văn Nhâng (xã Hướng Phùng), một học viên từng tham gia một số khóa tập huấn của Dự án, vui vẻ khoe: “Trước đây, gia đình tôi chỉ làm nương rẫy, lên rừng lấy mật ong, măng và trồng cà phê. Làm nhiều mà vẫn không đủ ăn. Từ khi làm du lịch, kinh tế gia đình tôi đã có bước thay đổi. Sau khi được tập huấn về marketing, tôi đã biết cách đăng bài lên Tiktok, Facebook, Zalo… để quảng bá cho du lịch Chênh Vênh (một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Hướng Hóa).

Tôi mới lập tài khoản Tiktok hơn nửa tháng nay mà đã có hơn 700 người theo dõi. Sau mấy bài giới thiệu về các món ăn mà đã có tới 200 đơn hàng, thu được khoảng 10 triệu đồng. Khách đặt nhiều nhất là món gà nướng để đem lên thác ăn. Không chỉ khách địa phương mà còn có cả khách từ Hà Nội, Sài Gòn cũng biết… Sắp tới, tôi dự định sẽ cải thiện dịch vụ lưu trú cho khách ngủ lại qua đêm ở nhà cộng đồng. Tôi còn định làm cả Youtube để quảng bá nhiều hơn và chia sẻ với bà con kinh nghiệm làm du lịch sinh thái của mình.” 

Học cách quay phim, chụp ảnh để quảng bá du lịch địa phương. Ảnh: Khánh Chi.

Học cách quay phim, chụp ảnh để quảng bá du lịch địa phương. Ảnh: Khánh Chi.

Các khóa tập huấn này là một trong những can thiệp thuộc Tiểu Hợp phần 6 do Helvetas Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC). Dự án được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, WWF, Helvetas cùng một số tổ chức quốc tế khác phối hợp với Ban quản lý các Dự án lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) thực hiện. Helvetas phụ trách các hoạt động liên quan tới phát triển chuỗi giá trị, du lịch sinh thái và cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng thuộc vùng dự án.

Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VBFC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Helvetas Việt Nam tham gia thực hiện Tiểu hợp phần 6 thuộc Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng với mục tiêu tới năm 2026 có 40 cộng đồng được liên kết sản xuất, 9 cộng đồng được gắn kết du lịch sinh thái và gần 8.000 người dân sống phụ thuộc vào rừng được cải thiện sinh kế, giảm thiểu áp lực lên nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm