| Hotline: 0983.970.780

Đạt thành tựu lớn cùng giải thưởng danh giá, sáng kiến ForwardFarming sẽ được nhân rộng

Thứ Hai 24/06/2024 , 17:15 (GMT+7)

Bayer và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Việt Nam vừa được vinh danh với Giải thưởng Hợp tác công – tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đây là giải thưởng danh giá đánh dấu chặng đường thành công của mô hình ForwardFarming - Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai từ khi được triển khai tại Việt Nam. Giải thưởng được trao tại Hội thảo & Lễ trao giải GovMedia diễn ra tại Singapore.

Sáng kiến dành cho nông nghiệp Việt Nam được xướng tên trong khu vực châu Á

Hội thảo và Lễ trao giải GovMedia nhằm tôn vinh các dự án xuất sắc có sự kết hợp giữa khối công và tư ở các quốc gia khu vực châu Á, mang lại những tác động tích cực cho cộng đồng địa phương. Giải thưởng năm 2024 được lựa chọn và đánh giá bởi hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia từ Tập đoàn Ernst & Young LLP, PwC Singapore, and KPMG.

Bayer và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vinh dự nhận được Giải thưởng Hợp tác công – tư trong lĩnh vực nông nghiệp với sáng kiến ForwardFarming. Ảnh: Minh Anh.

Bayer và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vinh dự nhận được Giải thưởng Hợp tác công – tư trong lĩnh vực nông nghiệp với sáng kiến ForwardFarming. Ảnh: Minh Anh.

Bayer và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được vinh danh với giải thưởng “Quan hệ đối tác công - tư của năm” là sự công nhận thành tựu từ nỗ lực hợp tác giữa hai bên trong việc thúc đẩy các hoạt động canh tác bền vững hướng đến việc tạo ra một tương lai thịnh vượng cho nông dân và cộng đồng trong toàn chuỗi sản xuất lúa gạo.

Theo kế hoạch, mô hình ForwardFarming - Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai được triển khai thực nghiệm 3 năm tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Tuy nhiên, chỉ sau 3 vụ lúa, mô hình đã đạt được những thành tựu đáng kể, cho thấy sáng kiến đã đi đúng hướng, mở ra tương lai phát triển bền vững cho sản xuất lúa gạo và nông nghiệp Việt Nam.

Forward Farming đạt các thành tựu to lớn và triển khai nhân rộng tại ĐBSCL

Được ra mắt từ tháng 9/2023, sáng kiến ForwardFarming là sự hợp tác giữa Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với nhiều đối tác chiến lược trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, bao gồm các sở NN-PTNT, trung tâm khuyến nông địa phương, Viện Lúa ĐBSCL, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) cùng các đơn vị khác.

Mục tiêu của dự án kéo dài trong 3 năm này là giúp nhà nông Việt Nam có nâng cao hiệu quả canh tác lúa gắn liền với giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Kết quả mô hình canh tác ForwardFarming trên ruộng thực nghiệm cho thấy năng suất lúa tăng, giảm vật tư đầu vào, đồng thời các chỉ số về tính bền vững cũng được cải thiện rõ rệt. Ảnh: Minh Anh.

Kết quả mô hình canh tác ForwardFarming trên ruộng thực nghiệm cho thấy năng suất lúa tăng, giảm vật tư đầu vào, đồng thời các chỉ số về tính bền vững cũng được cải thiện rõ rệt. Ảnh: Minh Anh.

Anh Đỗ Trí Hùng, nhà nông tham gia dự án qua nhiều vụ cho biết, mô hình canh tác ForwardFarming đã giúp giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa từ 1,5 - 4 triệu đồng/ha và lợi nhuận tăng từ 13,1 - 54,9% qua các vụ so với mô hình canh tác truyền thống.

Theo khảo sát và đo lường của Viện Lúa ĐBSCL, các giải pháp đồng bộ của mô hình ForwardFarming giúp cải thiện mức độ tăng trưởng của cây lúa và chất lượng đất trồng, giảm gần 50% lượng nước tưới (tương đương với 110m3/ha) so với tập quán canh tác trước đây. Đáng chú ý, mô hình này giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính 24,7% trong quá trình canh tác. 

Ngoài ra, dự án còn chú trọng việc nâng cao năng lực và kiến thức canh tác bền vững cho nhà nông thông qua nhiều chương trình tập huấn. Tới thời điểm hiện tại, hơn 4.500 nhà nông tại Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang đã được hướng dẫn và chuyển giao kiến thức canh tác lúa chất lượng cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm, áp dụng các biện pháp giảm phát thải trong canh tác phù hợp với tập quán nhà nông và điều kiện địa phương. 

Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng các đối tác trong chuỗi giá trị sản xuất lúa thảo luận về tiến độ và giải pháp phát triển mô hình ForwardFarming. Ảnh: Minh Anh

Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng các đối tác trong chuỗi giá trị sản xuất lúa thảo luận về tiến độ và giải pháp phát triển mô hình ForwardFarming. Ảnh: Minh Anh

Từ những thành quả đạt được, đầu tháng 6 vừa qua, Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng các đối tác trong chuỗi giá trị sản xuất lúa đã thảo luận về tiến độ và giải pháp phát triển mô hình “Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai - ForwardFarming”. Trong đó bao gồm tiếp tục việc nghiên cứu, phát triển và đánh giá hiệu quả các công nghệ và giải pháp trong việc nâng cao chất lượng cây trồng và giảm thiểu tác động tới môi trường; mở rộng mạng lưới đối tác chiến lược; mở rộng tập huấn cho nhà nông tại An Giang, Kiên Giang và nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL, qua đó từng bước góp phần thực hiện mục tiêu của Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.