| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Hiệu suất cao trong ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa

Thứ Năm 17/11/2022 , 19:59 (GMT+7)

ĐBSCL Ngày 17/11, kết quả 3 năm thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”, lúa cấy mở rộng 1.000-3.000 ha.

Nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa trên đồng ruộng. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa trên đồng ruộng. Ảnh: Hữu Đức.

ĐBSCL hiện có nhiều HTX nông nghiệp, Tổ hợp tác sản xuất lúa đầu tư, hình thành nhiều đội, nhóm chuyên làm dịch vụ mạ khay, máy cấy trên đồng. Từ thực tế hiệu quả sản xuất trên đồng, nông dân nhiều địa phương xác nhận có thể mở rộng diện tích lúa ứng dụng máy cấy vào sản xuất.

Trong 3 năm qua (2020-2022), dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Viện Lúa ĐBSCL triển khai thực hiện tại 3 tỉnh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang. Tổng quy mô diện tích sản xuất lúa đưa vào xây dựng mô hình 660 ha. Kết quả tại mỗi điểm mô hình sẽ mở rộng thêm dịện tích sản xuất lúa dùng máy cấy tăng lên khoảng 15 ha/điểm/năm.

Dự án đã xây dựng mô hình tạo sức lan tỏa, mở rộng trên 1.000 ha sản xuất lúa dùng máy cấy và khả năng mở rộng trên 3.000 ha khi cấy lúa 2-3 vụ lúa/năm. Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa (mạ khay, máy cấy) nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (giống, công lao động), nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.

Hiện nay trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, đa số nông dân còn dùng phương pháp sạ lan khoảng 80%. Tuy nhiên trước biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp và tác động không nhỏ đến tình hình canh tác lúa, nhất là thời điểm mùa vụ, năng suất, chi phí sản xuất. Do đó việc đưa máy cấy vào sản xuất lúa đang là nhu cầu cần thiết trong canh tác lúa ở ĐBSCL, góp phần thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xem thêm
Nâng tầm chăn nuôi vùng ven biển: [Bài cuối] Lộ trình chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao

HẢI PHÒNG Là thành phố Cảng năng động, đô thị hóa mạnh mẽ, diện tích canh tác thu hẹp, lĩnh vực chăn nuôi của Hải Phòng đã có lộ trình, giải pháp để phát triển hiệu quả.

Tăng tốc giải ngân hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh

Hơn 46 tỷ là số tiền Hà Tĩnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

Sức sống mới nơi tâm bão càn quét

Quảng Ninh Chỉ hơn 2 tháng từ ngày bão số 3 càn quét, giờ đây, màu xanh đầy sức sống đã bao trùm trên những cánh đồng đất mỏ, hứa hẹn một vụ đông bội thu.  

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 5] Sức khỏe đất của tỉnh Phú Yên và Bắc Ninh

TS Lương Đức Toàn - Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thông tin về kết quả kiểm tra chất lượng đất của tỉnh Phú Yên và Bắc Ninh.