| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả từ dự án phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

Thứ Ba 25/10/2022 , 19:32 (GMT+7)

An Giang Bộ NN-PTNT chỉ đạo cần phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, trong đó Tứ giác Long Xuyên là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo chất lượng cao.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang đến tham quan mô hình dự án sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL giai đoạn 2022 – 2024 tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang đến tham quan mô hình dự án sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL giai đoạn 2022 – 2024 tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chiều 25/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang đến tham quan mô hình dự án sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL giai đoạn 2022 – 2024, tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang) quy mô 50 ha.

Đoàn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đến tham quan mô hình vùng nguyên liệu lúa gạo tại HTX Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn. Đây là mô hình đưa cơ giới hóa vào toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp và trở thành đối tác trung gian giữa bà con và doanh nghiệp thông qua 2 hình thức liên kết bao lợi nhuận và liên kết truyền thống. 

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Vùng ĐBSCL là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của cả nước. Bộ NN-PTNT chỉ đạo cần đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Trong đó, Tứ giác Long Xuyên là vùng trọng điểm và có điều kiện phát triển thành vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao.

Giai đoạn 2022 - 2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai Dự án xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL triển khai tại 4 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Long An. Mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật đồng bộ từ gieo cấy đến thu hoạch tạo sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cụ thể, 12 mô hình quy mô 50 ha/mô hình sản xuất lúa ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật từ gieo cấy đến thu hoạch tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An. Thực hiện cấp mã số vùng trồng cho 12 mô hình tương đương quy mô 600 ha khi đạt đủ điều kiện. Xây dựng 4 mô hình HTX liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi tại 4 tỉnh.

Đoàn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đến tham quan nhà máy lương thực Vọng Đông của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đoàn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đến tham quan nhà máy lương thực Vọng Đông của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia luôn đồng hành phối hợp với các địa phương thí điểm tổ chức mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng. Mô hình đã góp phần đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản xây dựng vùng Tứ giác Long Xuyên thành vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao, liên kết để nâng chuỗi giá trị hạt gạo nhằm giúp người dân nơi đây làm giàu.

Tập đoàn Lộc Trời triển khai canh tác và bao tiêu lúa góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập đoàn Lộc Trời triển khai canh tác và bao tiêu lúa góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập đoàn Lộc Trời triển khai canh tác và bao tiêu lúa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết đầu ra cho cây lúa, giảm thiểu việc “được mùa mất giá” cho bà con nông dân. Liên kết bao tiêu sản phẩm đã tạo thuận lợi cho địa phương tổ chức mùa vụ một cách chủ động thông qua mô hình liên kết sản xuất bao lợi nhuận, nâng cao giá trị gia tăng trên toàn chuỗi liên kết sản xuất.

Xây dựng 12 mô hình sản xuất lúa với 600 ha lúa (đạt sản lượng khoảng 3.300 tấn, năng suất 5,5 tấn/ha tùy mùa vụ) có liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn doanh nghiệp, tạo vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, liên kết HTX với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững. Nông dân, thành viên HTX tham gia mô hình được tập huấn gói kỹ thuật đồng bộ trong sản xuất lúa giảm chi phí, nâng cao năng lực quản lý cho hợp tác xã. Nhân rộng kết quả của mô hình thông qua tuyên truyền, đào tạo tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng khoảng 15% so với sản xuất lúa đại trà.

                                                                           

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.