| Hotline: 0983.970.780

Đề cao vai trò cộng đồng trong quản lý, phát triển rừng bền vững

Thứ Bảy 16/12/2023 , 07:56 (GMT+7)

Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng giúp đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Lai Châu.

Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân phát dọn thực bì. Ảnh: T.L.

Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân phát dọn thực bì. Ảnh: T.L.

Đẩy mạnh quản lý, bảo vệ rừng

Ông Nguyễn Trọng Lịch, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lai Châu cho biết, Sở đã chỉ đạo, đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của UBND các cấp theo quy định tại Điều 102 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Theo đó đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch rừng; phương án quản lý rừng bền vững; kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; bảo vệ thực vật, động vật rừng; phòng chống cháy rừng; kiểm tra nguồn gốc lâm sản...

Đặc biệt là việc nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, các thành viên tổ chuyên trách bảo vệ rừng thôn bản trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng, làm cho người dân nhận thức, có tinh thần đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Sở NN-PTNT Lai Châu cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để mỗi người dân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công chức viên chức và người lao động; chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, các địa bàn giáp ranh trong công tác trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra rừng, kiểm tra; 

Quyết liệt kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật để ngăn chặn và có các biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả; 

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng giữa UBND cấp xã, Ban quản lý rừng phòng hộ với cộng đồng dân cư, nhất là khi có vi phạm xảy ra, gây thiệt hại về rừng, lâm sản để có biện pháp xử lý, nâng cao trách nhiệm của các bên đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng...

Bám rừng, bám dân để phát hiện vi phạm 

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Lịch, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lai Châu, Chi cục Kiểm lâm cần tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, ban hành văn bản áp dụng, thực hiện, hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; chủ động rà soát, tham mưu đánh giá, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành mới quy định liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng…

Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ công chức kiểm lâm, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

Tăng cường công tác công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp, đổi mới phương pháp tuyên truyền, lựa chọn nội dung phù hợp, làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền. Qua đó, mỗi người dân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ công chức viên chức và người lao động tiếp cận, nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng…

Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, chuyên môn liên quan, chính quyền địa phương trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; 

Đồng thời, kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra, tuần tra rừng, bám rừng, bám dân, gắn bó với nhân dân, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Sở NN-PTNT Lai Châu cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố nghiêm túc xem xét kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Quản lý chặt đội tàu để chống khai thác IUU

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa thực hiện quản lý chặt đội tàu, không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm góp phần gỡ ‘thẻ vàng’ IUU.