| Hotline: 0983.970.780

Để xảy ra tai nạn đường thủy, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm

Thứ Hai 22/08/2022 , 17:42 (GMT+7)

Sau vụ lật thuyền 5 người chết, tỉnh Lào Cai siết quản lý giao thông đường thủy đặc biệt là việc sử dụng thuyền, bè, đò ngang tự phát trên sông.

Vụ lật thuyền trên sông Chảy đoạn qua thôn Cốc Dế, xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) khiến 5 người tử vong. Ảnh: T.L

Vụ lật thuyền trên sông Chảy đoạn qua thôn Cốc Dế, xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) khiến 5 người tử vong. Ảnh: T.L

Siết quản lý giao thông đường thủy

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai, qua theo dõi cho thấy, một số sở, ngành, địa phương còn chưa triển khai quyết liệt các chỉ đạo của UBND tỉnh, từ đó, xảy ra tình trạng đơn vị, người lái phương tiện thủy chưa chấp hành nghiêm túc, hoạt động tự phát tham gia giao thông đường thủy.

Trong đó, vụ việc nghiêm trọng xảy ra vào 8h50 ngày 15/8/2022, tại khu vực sông Chảy, đoạn qua thôn Cốc Rế, xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) khiến 5 người tử vong do lật thuyền.

Để tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, phòng ngừa, ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão, đặc biệt tại các nơi luồng tuyến đang khai thác tự nhiên và chưa được đưa vào quản lý, UBND tỉnh Lào Cai đã có chỉ đạo “nóng” liên quan vấn đề nêu trên.

C ụ thể, Lào Cai yêu cầu UBND, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với chủ phương tiện, thuyền viên, người điều khiển phương tiện và nhân dân khi tham gia giao thông đường thủy tại các bến đò ngang sông Hồng, sông Chảy, vùng hồ thủy điện Cốc Ly, Vĩnh Hà…

Rà soát, thống kê số lượng phương tiện thủy, bến đò ngang trên địa bàn quản lý bao gồm cả các phương tiện, bến thủy hoạt động tự phát; phương tiện chưa có đăng ký, đăng kiểm.

Thông báo và phối hợp với lực lượng Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Đoàn kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tự ý hoạt động; thực hiện ngay việc cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực bến đò hoạt động tự phát;

Chỉ đạo lực lượng công an địa phương và lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm về điều kiện hoạt động của phương tiện; không sử dụng các trang thiết bị phòng, chống đuối nước; phương tiện thủy tự đóng hoạt động trên sông, hồ thuỷ điện trên địa bàn;

Đặc biệt, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc đình chỉ hoạt động của các phương tiện thủy khi lực lượng Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng bàn giao. Trường hợp để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy tại địa bàn quản lý, Chủ tịch UBND, Trưởng ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh.

Gia đình nạn nhân vụ lật thuyền chưa hết bàng hoàng khi mất cả bà lẫn cháu. Ảnh: T.L

Gia đình nạn nhân vụ lật thuyền chưa hết bàng hoàng khi mất cả bà lẫn cháu. Ảnh: T.L

Xử nghiêm lập bến trái phép, khách không mặc áo phao 

Cũng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các phương tiện thủy nội địa, nhất là các phương tiện thủy thô sơ, thuyền gia dụng tự đóng;

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng kiểm phương tiện theo hướng dẫn của Cục đăng kiểm Việt Nam; tổ chức ký cam kết đối với các chủ bến, người điều khiển phương tiện về chấp hành các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng phối hợp với lực lượng Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về mở bến thủy nội địa không đúng quy định; xử phạt nghiêm các trường hợp phương tiện chở khách trên sông, hồ, đò ngang không đảm bảo các điều kiện hoạt động (không có đăng ký, đăng kiểm); người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn; phương tiện chở quá số người được phép chở, người đi thuyền không mặc áo phao, chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn;

Kiểm tra, rà soát hệ thống phao tiêu, biển báo hiệu đường thủy trong phạm vi Sở Giao thông vận tải - Xây dựng quản lý, đề xuất bổ sung kịp thời để đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ;

Chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan xem xét, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác kinh doanh bến thủy nội địa lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động theo quy định.

UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức tổng kiểm tra công tác chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh (theo Kế hoạch số 188/KH-LN ngày 17/5/2022 giữa Cảnh sát giao thông Công an tỉnh và Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng), báo cáo kết quả kiểm tra (đợt cao điểm) và giải pháp khắc phục các tồn tại về UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh trước ngày 30/8/2022…

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất