| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất giải pháp hạn chế hạn, mặn

Thứ Tư 16/03/2016 , 09:05 (GMT+7)

Trước mắt, cần dựa trên cơ sở hợp tác nghiên cứu và trên cơ sở về thủy lợi và giải pháp đồng bộ.

Hơn 20 năm qua, để ứng phó với hạn, mặn xâm thực ở ĐBSCL, nhiều đề tài, dự án KH-CN về thủy lợi, giống lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, vừng (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam), về đất - phân bón (Viện Nông hóa thổ nhưỡng và Viện KHKT nông nghiệp miền Nam), về phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học (Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam)... đã đem lại kết quả khả quan.

Tuy nhiên nhiều mô hình vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, chưa nhân rộng, do chưa đồng bộ triển khai; thiếu liên kết trong SX và thiếu cả nguồn lực. Vì vậy các giải pháp trước mắt và lâu dài, chúng tôi xin được đề xuất như sau:

1/ Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu

Không ngừng đổi mới công nghệ hướng đến người thu nhập thấp ở ĐBSCL (Tiểu dự án mã số VIIP-C1-171 nhóm C1-NDC lĩnh vực nông nghiệp thủy sản), Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) phối hợp với Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải và Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam) đã hợp tác nghiên cứu khoa học, trong đó hướng tới mô hình: Nuôi thủy sản ở vùng rừng ngập mặn; nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa; nuôi thủy sản 1 vụ kết hợp 1 vụ lúa và sử dụng giống cây trồng, vật nuôi thích hợp trên cơ sở sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil/FM (được cấp bằng sáng chế giải pháp hữu ích số 899/Cục Sở hữu trí tuệ, ngày 21/6/2011) và các chế phẩm sinh học cho vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn. Thực hiện tái cơ cấu, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

2/ Về thủy lợi và giải pháp đồng bộ

Đào mương quanh thửa ruộng có diện tích 2 - 3ha (chiếm khoảng 15 - 20%) diện tích của thửa ruộng, có độ sâu 1,2 - 1,5m. Đất đào mương dùng để đắp bờ ruộng (nếu nằm trong khu vực có đê bao và bờ vùng càng tốt). Trồng lúa (hoặc trồng rừng và các cây ăn quả trên phần đất còn lại) 75 - 80% diện tích. Mục đích là trữ nước ngọt, thoát nước mùa mưa lũ; sử dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản quanh năm; hạn chế thay nước những đợt triều cường có độ mặn cao.

Cải tạo đất canh tác và kênh mương nuôi trồng thủy sản bằng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil/FM và các chế phẩm sinh học Hudavil. Hudavil có tác dụng: Giải ngộ độc rễ do nhiễm phèn, nhiễm mặn gây nên, chuyển hóa S2H2S, (NH4)2S thành dinh dưỡng cho cây trồng, ngăn chặn tác nhân gây phèn hóa (vi sinh vật sunfolacteric) bằng 6 chủng vi sinh vật hữu ích;

Đề nghị Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT), Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam (Bộ KH-CN), các địa phương ở ĐBSCL xem xét xác định nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực và kinh phí để mô hình sớm được nhân rộng cho vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Giúp cây trồng hấp thu kali tốt hơn, giảm lượng phân lân và vôi (yếu tố gây cản trở) khi cải tạo đất trồng, giảm chi phí phân bón hóa học ĐBSCL thường sử dụng hơn 1,5 - 2 lần so với đồng bằng Bắc bộ mà năng suất không cao hơn);

Xử lý ô nhiễm nước kênh mương khi nuôi trồng thủy sản (tăng tỉ lệ sống và sinh trưởng cho tôm, cua, cá).

Kết quả ứng dụng phân hữu cơ vi sinh cho vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn ở 6 huyện của tỉnh Đồng Tháp đều cho hiệu quả cao hơn. Năng suất đạt 5,5 - 6 tấn/ha, lợi nhuận đạt từ 6,6 - 11 triệu đồng/ha cả 2 vụ HT và ĐX (nguồn Sở KH-CN Đồng Tháp DADL2004/08).

Kết quả ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil/FM ở vùng tôm/rừng, tôm/lúa ở HTX Đồng Phát Đạt (xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đều cho hiệu quả vượt trội 30% ngay trong vụ ĐX 2015 - 2016.

Sử dụng giống cây trồng và vật nuôi thích hợp cho vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn. Sử dụng các giống lúa ngắn ngày, chịu phèn, năng suất ổn định của Viện KHKT nông nghiệp miền Nam như ĐTM-126 (công nhận SX thử năm 2010), ĐTM17-1; ĐTM 14-258; ĐTM 1-122 (đủ điều kiện đề nghị công nhận giống năm 2016).

Các giống này đã xây dựng nhiều mô hình tại Kiên Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang trong những vụ gần đây. ĐTM126 có thời gian sinh trưởng ngắn (84 - 87 ngày), thấp cây, dạng hình khá, chịu phèn. ĐTM 126 rất dễ canh tác, rất nhẹ phân, mỗi ha chỉ bón 75 - 80kg N, 45 - 60kg P205, 60kg K20.

Khuyến cáo nên ưu tiên cho vùng sản xuất 3 vụ đang sử dụng giống IR 50404 thích hợp cả 2 vụ ĐX - HT, nhiễm nhẹ rầy nâu (cấp 3 - 5), hơi kháng đạo ôn (cấp 1 - 3). Năng suất ĐTM126 khá và ổn định, vụ ĐX từ 6 - 7 tấn/ha, HT 4,5 - 5,5 tấn/ha, vụ ĐX 2013-2014. Nhiều nông dân tại huyện Tháp Mười đạt năng suất 7 - 8 tấn lúa khô/ha. Giống ĐTM126 đang được một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đi một số nước.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Ninh Thuận xây dựng 2 phương án sản xuất vụ hè thu

Trước tình hình nắng nóng kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.