| Hotline: 0983.970.780

Đến lượt tàu vỏ thép 67 Thanh Hóa liên tục 'đổ bệnh'

Thứ Hai 03/07/2017 , 08:31 (GMT+7)

Thời gian qua, dư luận hướng sự chú ý đặc biệt đến chất lượng của tàu được đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Trước tình hình trên, PV NNVN đã tìm hiểu và xác minh một số thông tin liên quan.

Hiện tại trên địa bàn có tổng cộng 23 tàu vỏ thép, quá trình hoạt động, một số phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Ở chiều ngược lại, có đến 18 phương tiện thường xuyên gặp phải sự cố khiến các chủ tàu hoang mang, lo lắng.

17-26-11_1
Sau khi đề xuất lắp ráp máy mới, công ty CP Đại Dương yêu cầu ông Muộn phải nạp thêm 350 triệu đồng

Tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn có 2 con tàu thép 67. Nếu như tàu mang số hiệu TH-92568-TS của Cty Nam Thanh hoạt động bình thường thì con tàu công suất 829 CV của gia đình ông Nguyễn Hữu Oanh (trú tại khu phố Trung Thịnh) lại thường xuyên “đổ bệnh”, hỏng hóc hết lần này lượt khác.

Đơn vị chịu trách nhiệm thi công là Cty CP đóng tàu Hoàng Phong (Nam Định), kinh phí triển khai trên 17 tỷ 800 triệu đồng, trong đó tiền vay ngân hàng là 15 tỷ đồng. Ngày nhận tàu gia đình ông Oanh phấn chấn bao nhiêu thì giờ đây buồn thảm bấy nhiêu, khi đi chuyến nào lỗ chổng vó chuyến đó.

Tàu cá của ông Nguyễn Hữu Oanh được Cty Hoàng Phong bàn giao từ tháng 1/2017, đến ngày 26/2 thì chính thức vươn khơi. Ngay chuyến đầu tiên, hệ thống xào đánh lưới chuyên dụng đã bị hỏng, tiến hành sửa chữa hết 90 triệu đồng. Chuyến thứ 2 tiếp tục hỏng hệ thống máy phát điện số 1, chuyến tiếp theo lại hỏng máy phát điện số 2 (mỗi máy công suất 350 mã lực). Chuyến thứ 4 hệ thống máy bị hỏng nặng, không thể khắc phục được buộc phải tiến hành thay mới.

17-26-11_2
Tàu vỏ thép của ông Muộn gặp hàng loạt sự cố

Ngay từ ban đầu, con tàu TH-93979-TS trị giá 17 tỷ 350 triệu đồng của ông Nguyễn Văn Nhung (xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa) đã bộc lộ những dấu hiệu bất ổn. Hoàn thành từ tháng 12/2016 nhưng phải đến tháng 3/2017 mới chính thức xuất xưởng, chưa kể gia đình phải dành nguyên 1 tháng trời sau đó để bổ sung, hoàn thiện một số hạng mục khác.

Theo chủ tàu, chỉ trong vòng 2 tháng đã xuất hiện hàng loạt sự cố, ban đầu là hệ thống tời thủy lực, sau đó lại đến máy phát điện. “Nói có sách mách có chứng, tàu ra khơi được 3 chuyến nhưng chỉ thu về được trên dưới 100 triệu đồng, tính sơ bộ gia đình tôi lỗ khoảng 850 triệu đồng kể từ khi đưa vào khai thác. Đến nay, phía Cty Đại Dương chỉ hỗ trợ 30 triệu đồng”, ông Nhung ngán ngẩm.

Như đã thông tin trước đó, tính đến thời điểm này bị thiệt hại nặng nề nhất là tàu cá của ông Nguyễn Duy Muộn (phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn). Điều đáng nói, trong hợp đồng ký kết giữa ông Muộn và đối tác (Cty CP đóng tàu Đại Dương, trụ sở đóng tại xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình) có rất nhiều điều khoản trời ơi đất hỡi.

17-26-11_3
 Tàu của ông Nguyễn Duy Muộn (trái) và tàu của ông Nguyễn Văn Nhung (phải) đi chuyến nào lỗ chuyến đó

Trong danh mục phần máy có ghi rõ, hệ thống tổ máy phát điện chính có xuất xứ từ Nhật Bản, trị giá 1 tỷ 600 triệu đồng (bao gồm 2 máy, mỗi máy 800 triệu). Thế nhưng quá trình khởi động ở xưởng lại không thể tải điện xuống. Trực tiếp chứng kiến sự việc, ông Muộn nằng nặc yêu cầu phải thay hệ thống máy mới. Sau khi bàn bạc, Cty Đại Dương đồng ý với điều kiện chủ tàu phải thanh toán thêm… 350 triệu đồng. Đây là điều hết sức vô lý, bởi chính Cty Đại Dương là đơn vị đứng ra lập kế hoạch cung ứng toàn bộ vật tư, thiết bị. Trong trường hợp này, sai sót thuộc về bên B (Cty Đại Dương), nhưng rốt cuộc bên A (ông Nguyễn Duy Muộn) lại phải gánh tránh nhiệm.

Chưa hết, trong biên bản thỏa thuận giữa đôi bên, thiết bị ngư lưới cụ sẽ do chủ tàu tự trang bị nhưng dưới sự giám sát của bên B. Sau khi được chấp thuận, ông Muộn đã mua sắm ngư lưới cụ với mức giá 2.572.820.000 đồng, sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu Cty Đại Dương không “thòng” vào điều khoản: “Ông Nguyễn Duy Muộn phải thanh toán cho công ty 15% tổng giá trị của ngư lưới cụ, tương ứng với số tiền 385.923.000 đồng”.

Không hiểu Cty CP Đại Dương dựa vào đâu để áp đặt đối tác phải chi số tiền trên?

Thông qua những tình tiết trên, có thể khẳng định Cty CP Đại Dương đã có động thái dồn ép và gây khó dễ cho chủ tàu để trục lợi.

Xem thêm
Nhãn sản phẩm xuất khẩu sang EU có hơn 10 trường thông tin

Nhãn trên sản phẩm xuất khẩu không được gây hiểu nhầm và phải có hướng dẫn sử dụng trong trường hợp khó sử dụng đúng cách.

Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

Agribank Tây Nam Bộ: Tập huấn thương hiệu và truyền thông trên nền tảng số

ĐBSCL Ngày 21/2, Agribank Tây Nam Bộ phối hợp với Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị tập huấn thương hiệu và truyền thông trên nền tảng số, mạng xã hội.

'Dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2025' gọi tên Sun Urban City Hà Nam

Dự án Sun Urban City được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao nhờ các yếu tố: vị trí đắc địa, mô hình hoàn hảo, quy hoạch bài bản, thiết kế thông minh, sáng tạo.

Bình luận mới nhất