| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp xây dựng không phép gây ảnh hưởng môi trường

Thứ Năm 10/10/2019 , 15:48 (GMT+7)

Doanh nghiệp ngang nhiên xây dựng nhà xưởng ngay giữa TP Hòa Bình để lắp ráp điện tử mà không cần lập dự án, đánh giá tác động môi trường để các cấp có thẩm quyền phê duyệt.  

Một mình một chợ

Tháng 3/2019, một doanh nghiệp không tên, không biển hiệu bỗng dưng đến xây dựng nhà xưởng tại xóm Chùa, xã Thống Nhất, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình). Trong quá trình đổ đất làm hạ tầng, doanh nghiệp này đã lấp toàn bộ khu ruộng trũng và lối thoát nước của các hộ dân trong xóm gây ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Mặc dù các hộ dân đã có ý kiến nhưng doanh nghiệp cố tình làm ngơ, không thèm quan tâm.

Công trình nhà xưởng không phép ngang nhiên tồn tại giữa TP Hòa Bình.

Theo phản ánh của cư dân địa phương thì việc xây dựng dự án lắp ráp điện tử tại địa bàn hoàn toàn không thông báo cho nhân dân, không công bố quy hoạch xây dựng.

Được biết, dự án trên cũng chưa hề được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp phép. Chính vì chưa được phê duyệt cấp phép nên dự án này cũng chưa được đánh giá tác động về môi trường, khiến bà con lo ngại việc sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử có thể tổn hại đến sức khỏe của người dân bởi thông thường những xưởng sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử đều phải nằm xa khu dân cư.

Ngoài ra, còn những vấn đề về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ…

Với những lo ngại trên, nhân dân xóm Chùa đã gửi đơn lên các cấp chính quyền địa phương từ xã, thành phố đề nghị có giải pháp xử lý dứt điểm dự án “chui” của doanh nghiệp nói trên, trả lại môi trường sống trong lành cho nhân dân.  

Vì sao không cưỡng chế?

Tuy nhiên, đơn đã gửi đi nhiều tháng qua mà chính quyền địa phương vẫn không tổ chức cưỡng chế công trình trái phép? Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Bùi Thế Đừng - Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết UBND xã đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi xây dựng nhà xưởng trái phép của doanh nghiệp trên.

Hiện doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình hoàn tất thủ tục xin phép các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Sai phạm của doanh nghiệp này cũng vượt qua thẩm quyền của UBND xã nên chỉ có thể báo cáo với thành phố để xin phương án xử lý.

Ông Nguyễn Văn Sự, một cư dân xóm Chùa, cho biết đã gửi đơn đi các cấp chính quyền nhưng không được giải quyết.

Như vậy, kể từ ngày doanh nghiệp triển khai xây dựng dự án “chui” ngay tại TP Hòa Bình tính đến nay đã được nửa năm. Nhân dân xóm Chùa đã gửi đơn kiến nghị đến UBND TP Hòa Bình, chính quyền xã cũng đã báo cáo hành vi vi phạm của doanh nghiệp nhưng vì sao UBND TP Hòa Bình không xử lý?

Câu hỏi đặt ra ở đây là có hay không việc bao che cho doanh nghiệp xây dựng dự án chui?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.