| Hotline: 0983.970.780

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Thứ Ba 10/05/2022 , 16:52 (GMT+7)

HÒA BÌNH Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Ngày 9 - 10/5/2022, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững và hiệu quả”. Tham dự diễn đàn có 125 đại biểu, trong đó có 90 đại biểu là nông dân tiêu biểu trồng cây ăn quả có múi thuộc các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thủy. 

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500ha. Ảnh: NNVN.

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500ha. Ảnh: NNVN.

Tỉnh Hòa Bình có diện tích cây ăn quả có múi (cây có múi) gần 9.700ha, chiếm 5% diện tích cả nước (sản lượng hơn 166 nghìn tấn). Tỉnh đã hình thành được vùng sản xuất cây có múi hàng hóa, trong đó vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, vùng sản xuất bưởi tại Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng cây có múi đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng cây có múi tăng nhanh trong giai đoạn qua đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, phá vỡ quy hoạch của tỉnh.

Từ thực trạng trên, việc triển khai thực hiện đề án tái canh cây có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 20230 là rất cần thiết nhằm phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất tập trung, đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Tại diễn đàn, ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian tới, Hòa Bình sẽ tập trung củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, HTX sản xuất cây có múi; tạo nguồn giống sạch bệnh, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước; triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách hiện có của trung ương và địa phương; đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, đa dạng hóa sản phẩm; áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500ha; giai đoạn 2026 - 2030 mở rộng diện tích tái canh tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn…

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.