| Hotline: 0983.970.780

Động viên ngư dân xuất hành chuyến biển đầu năm kết hợp chống khai thác IUU

Chủ Nhật 18/02/2024 , 15:09 (GMT+7)

Nhiều tàu cá của ngư dân Kiên Giang chọn ngày mùng 9 Tết để khởi hành chuyến biển đầu năm, được ngành nông nghiệp động viên, kết hợp tuyên truyền chống chống khai thác IUU.

Sáng 18/2 (mùng 9 Tết) tại Cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), Sở NN-PTNT Kiên Giang đã tổ chức buổi họp mặt, thăm hỏi bà con ngư dân nhân dịp lễ xuất hành vươn khơi bám biển sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Kiên Giang tặng quà cho chủ tàu và ngư dân tại buổi họp mặt, thăm hỏi bà con nhân dịp lễ xuất hành vươn khơi bám biển sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Trung Chánh.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Kiên Giang tặng quà cho chủ tàu và ngư dân tại buổi họp mặt, thăm hỏi bà con nhân dịp lễ xuất hành vươn khơi bám biển sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: Trung Chánh.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm tàu cá của ngư dân Kiên Giang được tiếp đầy nhiên liệu, nhu yếu phẩm và sẵn sàng ngư lưới cụ chuẩn bị khởi hành từ Cảng cá Tắc Cậu, đã được lãnh đạo ngành nông nghiệp Kiên Giang gặp gỡ, tặng quà, tổ chức lễ xuất hành và trao thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành hưởng ứng việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC).

Kiên Giang là một trong những tỉnh có ngư trường trọng điểm của cả nước, với nghề cá phát triển mạnh, đứng đầu cả nước trong một thời gian dài. Trong năm 2023, lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản đã sản xuất được gần 800 ngàn tấn thủy sản các loại, với tổng giá trị sản xuất đạt 33.474 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 70.000 lao động và góp phần phát triển kinh tế cho bà con ngư dân, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang nhắn nhủ ngư dân chung sức đồng lòng chống khai thác IUU và tặng quà, động viên ngư dân trước khi vươn khơi bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang nhắn nhủ ngư dân chung sức đồng lòng chống khai thác IUU và tặng quà, động viên ngư dân trước khi vươn khơi bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang chia sẻ: “Cũng là người con xứ biển, tôi rất thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nghề biển, nhất là giữa bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt trong khi lượng tàu thuyền lại quá nhiều, gánh nặng kinh tế gia đình, cùng với áp lực trả nợ ngân hàng... đè nặng lên đôi vai ngư dân. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lựa chọn cách làm vi phạm pháp luật”.

Ông Toàn kêu gọi bà con ngư dân, đặc biệt là chủ tàu, chủ doanh nghiệp đánh bắt, thu mua, chế biến thủy sản, thuyền trưởng, ngư phủ hãy nhắc nhở nhau, cùng nhau tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về chống khai thác IUU, tuân thủ pháp luật khi đi đánh bắt, không gây hại đến nguồn lợi, không đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài làm ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín và danh dự của quốc gia, dân tộc.

Sáng cùng ngày, lãnh đạo Sở NN-PTNT, Hội Nghề cá tỉnh Kiên Giang đã lên tàu Kiểm ngư xuất phát từ TP Rạch Giá đi ra vùng biển Tây để gặp gỡ, tặng quà, động viên bà con ngư dân khi tàu đang trên đường từ đất liền vươn ra biển khơi đánh bắt. Đoàn đã đến thăm các tàu cá và tặng quà gồm áo phao, phao cứu sinh và thư kêu gọi chống khai thác IUU của UBND tỉnh, cũng như tuyên truyền, vận động bà con ngư dân chấp hành đúng quy định của Luật Thủy sản, có chuyến xuất hành đầu năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt thật hiệu quả.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Quảng Trọng Thao (bên trái) tặng quà và trao thư kêu gọi chống khai thác IUU của UBND tỉnh, vận động bà con ngư dân chấp hành đúng quy định của Luật Thủy sản, có chuyến xuất hành đầu năm đánh bắt thật hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Quảng Trọng Thao (bên trái) tặng quà và trao thư kêu gọi chống khai thác IUU của UBND tỉnh, vận động bà con ngư dân chấp hành đúng quy định của Luật Thủy sản, có chuyến xuất hành đầu năm đánh bắt thật hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Thuyền trưởng Trần Văn Đê và thuyền viên tàu cá KG95195-TS (ngụ TP Rạch Giá) vui mừng khi được đoàn tiếp cận, lên tàu hỏi thăm, tặng quà, động viên nhân chuyến ra khơi đầu năm. Anh Đê cho biết: “Xuất hành đầu năm mới, chúng tôi quyết đánh bắt thật hiệu quả, để anh em ngư dân có thu nhập cao, ổn định cuộc sống gia đình. Tuân thủ theo quy định về đánh bắt, khai thác thủy sản, cùng chính quyền chung tay gỡ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam”.

Trên hành trình, đoàn đã ghé thăm, tặng quà cho cán bộ chiến sĩ đang trực chốt, làm nhiệm vụ tại Trạm Kiểm soát biên phòng Kinh Dài, thuộc Đồn Biên phòng Tây Yên (huyện An Biên). Đây là trạm kiểm soát nằm trên luồng giao thông huyết mạnh khi tàu cá của ngư dân Kiên Giang ra, vào Cảng cá Tắc Cậu để vươn khơi đánh bắt cũng như đưa hải sản vào bờ lên bến sau các chuyến biển.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm