| Hotline: 0983.970.780

Đưa bình đẳng giới, công bằng xã hội vào Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ Hai 15/07/2024 , 18:48 (GMT+7)

KIÊN GIANG Thực hành bình đằng giới và công bằng xã hội sẽ được lồng ghép vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng xanh.

Ngày 15/7 tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hành bình đẳng giới và công bằng xã hội thuộc mục tiêu tăng trưởng xanh trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.

Cách tập huấn được tổ chức theo hình thức các trò chơi đồng đội nên khá thú vị và dễ hiểu, thu hút đông đảo các học viên tham gia. Ảnh: Trung Chánh.

Cách tập huấn được tổ chức theo hình thức các trò chơi đồng đội nên khá thú vị và dễ hiểu, thu hút đông đảo các học viên tham gia. Ảnh: Trung Chánh.

Tham dự lớp tập huấn có lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi cục Trồng trọt và BVTV, cán bộ khuyến nông cộng đồng, Phòng Bảo trợ Người khuyết tật thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, lãnh đạo các huyện và xã có hợp tác xã xây dựng mô hình, các thành viên hợp tác xã tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Đây là lớp tập huấn đầu tiên trong 7 điểm thực hiện mô hình thí điểm của Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Trong 1 ngày, các học viên được các chuyên gia tập huấn, chia sẻ để hiểu về khuyết tật và hòa nhập khuyết tật, các rào cản đối với người khuyết tật, các phương pháp vượt qua rào cản và lồng ghép hoà nhập khuyết tật trong các hoạt động của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Các học viên cũng được tập huấn các kiến thức cơ bản về giới và bình đẳng giới, những vấn đề giới trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo và lồng ghép giới trong các hoạt động của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Cách tập huấn được tổ chức theo hình thức các trò chơi đồng đội nên khá thú vị và dễ hiểu.

Việt Nam đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có sức cạnh tranh hơn. Song chuyển đổi về kinh tế cũng ảnh hưởng đến cả phụ nữ cũng như nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Phụ nữ bị hạn chế về tiếp cận quyền sở hữu đất đai để có thể tiếp cận tín dụng và đảm bảo sinh kế của họ. Phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số thường tham gia vào các hoạt động thâm dụng lao động, có giá trị thấp hơn trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Các học viên tham gia tập huấn. Ảnh: Trung Chánh.

Các học viên tham gia tập huấn. Ảnh: Trung Chánh.

Tại các nông trại nhỏ ở vùng ĐBSCL, phụ nữ tham gia vào các quyết định của hộ gia đình về việc mua nguyên liệu đầu vào, giá bán ở các sản phẩm như gạo và rau. Tuy nhiên, quyền kiểm soát của phụ nữ đối với việc ra quyết định giảm đi khi các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển. Do đó, phụ nữ thường ít tham gia vào các hoạt động đầu tư sản xuất lớn. Phụ nữ có khả năng tiếp cận hạn chế với các nguồn lực để có thể tận dụng các cơ hội phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp đang tăng trưởng.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, tỉnh Kiên Giang đăng ký diện tích sản xuất 200.000ha. Mô hình triển khai thí điểm Đề án được Kiên Giang thực hiện tại Hợp tác xã Dịch vụ Thanh niên Phú Hòa (huyện Tân Hiệp) và Hợp tác xã Tôm – cua – lúa Thạnh An (huyện An Minh). Đây là 2 vùng sản xuất lúa đặc thù của tỉnh Kiên Giang, gồm vùng lúa – tôm tại các huyện vùng U Minh Thượng và vùng chuyên canh lúa 2, 3 vụ/năm tại huyện Tân Hiệp.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.