| Hotline: 0983.970.780

Ông Trương Kiến Thọ, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang:

Đưa vụ lúa thu đông thành vụ chính có thể làm được ở An Giang

Thứ Ba 01/11/2022 , 14:36 (GMT+7)

An Giang Qua nhiều năm đánh giá sản xuất, vụ thu đông thường cho năng suất cao, ổn định hơn vụ hè thu và bán lúa có giá khá hơn.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại hội nghị sơ kết sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023 vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL tổ chức tại TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, việc bố trí thời vụ của vụ hè thu, thu đông ở khu vực ĐBSCL cần được tính toán, xem xét một cách kỹ lưỡng. Hiện nay, diện tích gieo sạ lúa vụ hè thu và thu đông vùng ĐBSCL đạt gần 2,3 triệu ha. Trong đó, vụ hè thu 1,55 triệu ha và thu đông giữ ổn định ở mức 700 nghìn ha, diện tích này phù hợp cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL.

Từ ý kiến trên ông Trương Kiến Thọ, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo NNVN xoay quanh chủ đề “Nên chọn vụ hè thu hay thu đông”?

Thưa ông, có ý kiến cho rằng việc bố trí thời gian xuống giống vụ hè thu và thu đông ở ĐBSCL đang có vấn đề, nhưng do nông dân đã quen với cách làm như vậy nên rất khó để thay đổi. Về ý kiến này theo quan điểm của ông và thực tế cơ cấu mùa vụ hiện nay ở địa phương ra sao?

Nếu tính cả khu vực ĐBSCL thì thời gian xuống giống vụ hè thu và thu đông kéo dài do mỗi tỉnh có đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết khác nhau. Riêng tại An Giang bố trí lịch sản xuất của 3 vụ lúa hiện nay là khá phù hợp với cơ cấu giống hiện tại. Đảm bảo được thời điểm xuống giống của vụ đông xuân rơi vào thời điểm cuối năm của mỗi năm. Đây là lúc có điều kiện thời tiết và quang kỳ thuận lợi cho cây lúa phát triển và đạt năng suất tối ưu. Vụ đông xuân là vụ chính trong năm quyết định rất lớn đến thu nhập của người nông dân.

Theo ông nên chọn vụ hè thu hay thu đông là chính? Vì sao?

Qua nhiều năm theo dõi tình hình sản xuất, vụ thu đông thường cho năng suất cao và ổn định hơn vụ hè thu và thời điểm thu hoạch vào quý 4, có giá cả khá hơn so với vụ hè thu. Nên việc đưa vụ thu đông lên thành vụ sản xuất chính là hoàn toàn có thể thực hiện. An Giang cũng đã bố trí sản xuất vụ thu đông với phần lớn các diện tích đều nằm trong hệ thống đê bao khép kín đảm bảo ăn chắc cho vụ lúa thu đông.

Tuy nhiên, vụ thu đông sản xuất trong điều kiện mưa lũ thì hệ thống đê bao chống lũ triệt để cần phải được đảm bảo. Hệ thống hạ tầng cần phải được đầu tư hoàn thiện hơn nữa để không xảy ra những tình huống khẩn cấp về thiên tai làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất.

An Giang đưa vụ thu đông lên thành vụ sản xuất chính là hoàn toàn có thể thực hiện, bởi vì phần lớn các diện tích đều nằm trong hệ thống đê bao khép kín đảm bảo ăn chắc cho vụ lúa thu đông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đưa vụ thu đông lên thành vụ sản xuất chính là hoàn toàn có thể thực hiện, bởi vì phần lớn các diện tích đều nằm trong hệ thống đê bao khép kín đảm bảo ăn chắc cho vụ lúa thu đông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nếu phải cơ cấu lại mùa vụ thì thời gian xuống giống hè thu và thu đông như thế nào là hợp lý nhất trên địa bàn tỉnh An Giang?

Với diện tích và các vùng sinh thái hiện hiện tại, thì thời gian xuống giống của cả 3 vụ lúa của tỉnh khá là ổn định và hợp lý. Đồng thời còn phù hợp với tập quán của người dân địa phương, giúp ngành nông nghiệp An Giang thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ sản xuất, nhân lực, máy móc phục vụ sản xuất cũng như phân bố tiêu thụ của doanh nghiệp. 

Theo ông nên giảm diện tích lúa thu đông hay hè thu? Thực tế diện tích hai mùa vụ này trên địa bàn tỉnh như thế nào?

Hiện nay, vụ hè thu toàn tỉnh có diện tích sản xuất tương đương vụ đông xuân vào khoảng 228.000 ha, còn vụ thu đông chỉ có 410 tiểu vùng với 193.410 ha có đê bao kiểm soát lũ triệt để, gồm cả sản xuất lúa và rau màu. Bình quân mỗi năm bố trí sản xuất lúa khoảng 150.000 ha lúa vụ thu đông.

Nông dân An Giang thu hoạch lúa thu đông 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân An Giang thu hoạch lúa thu đông 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, để đảm bảo nhiệm vụ an ninh lương thực, mỗi năm tỉnh phải bố trí sản xuất ít nhất là 550 – 600 ngàn ha lúa/năm. Do đó, nếu sản xuất tối đa hết diện tích vụ đông xuân và thu đông cũng chỉ đạt 378 ngàn ha. Vụ hè thu vẫn phải bố trí sản xuất ít nhất là 172 ngàn ha để đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Do đó việc cắt sản xuất vụ hè thu là hoàn toàn không thể đối với hiện trạng sản xuất của tỉnh An Giang hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.