| Hotline: 0983.970.780

Dừng trồng rừng ngập mặn tại Quảng Lợi do người dân chưa đồng thuận?

Thứ Hai 08/04/2024 , 06:23 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Hợp phần trồng và chăm sóc rừng ngập mặn tại thôn Hà Công, xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) đã phải dừng lại do vấp phải phản đối từ người dân.

Một dự án trồng rừng ngập mặn đạt hiệu quả tại phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Công Điền.

Một dự án trồng rừng ngập mặn đạt hiệu quả tại phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Công Điền.

 

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, do nhiều lý do khách quan, đã phải tạm dừng trồng rừng ngập mặn tại thông Hà Công (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền). Kinh phí đầu tư cho hợp phần này đã chuyển sang hạng mục khác.

Tuy nhiên theo ông Đức, việc tạm dừng dự án tại thôn Hà Công không làm ảnh hưởng đến tổng thể của dự án FMCR triển khai ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó, khi hợp phần này triển khai trên địa bàn thôn Hà Công đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân địa phương với lý do đây là vùng mặt nước cung cấp nguồn sinh kế từ bao đời nay. Sau nhiều lần tuyên truyền, vận động không đạt hiệu quả, đến nay, Ban quản lý dự án FMCR đã quyết định dừng hợp phần trồng rừng ngập mặn tại đây.

Người dân Hà Công phản đối trồng rừng ngập mặn vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Công Điền.

Người dân Hà Công phản đối trồng rừng ngập mặn vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Công Điền.

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Giám đốc dự án FMCR tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết thêm, mục tiêu ban đầu của dự án FMCR là trồng 100ha rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện dự, tư vấn đã rà soát các diện tích phù hợp có trong bản đồ đầu tư và đã đưa vào đề xuất đầu tư trồng rừng ngập mặn từ nguồn kinh phí dự án FMCR, tổng diện tích là 133ha.

Mục tiêu của của hợp phần là tạo ra vành đai phòng hộ phía ngoài phá Tam Giang, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và các công trình hạ tầng vùng đầm phá, phòng chống bão, lụt, hạn hán, điều hòa khí hậu khu vực, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và độ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn do thiên tai.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành sẽ trở thành một điểm nhấn tham quan du lịch, góp phần phát triển du lịch tại các địa phương tham gia dự án; tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân.

Theo kế hoạch, hợp phần trồng và chăm sóc rừng ngập mặn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ được triển khai trên địa bàn các xã Quảng Lợi, thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền); xã Phú Hải, Vinh Hà (huyện Phú Vang) và thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc).

Riêng tại xã Quảng Lợi, hợp phần triển khai trên diện tích khoảng 10 ha mặt nước thuộc 2 thôn Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh. Trong đó, khu vực mặt nước do Chi hội nghề cá Hà Công quản lý khoảng 7 ha (thiết kế mềm tạo bãi để trồng 4,5 ha ) và mặt nước do Chi hội nghề cá Ngư Mỹ Thạnh quản lý 3 ha. Loại cây trồng là bần chua, không phải là cây bản địa tại địa phương.

Khu vực thực hiện hợp phần trồng rừng nằm ngoài khu bảo tồn thủy sản Vũng Mệ, trong diện tích đánh khai thác, đánh bắt thủy sản truyền truyền thống của người dân địa phương. 

Ông Võ Chuẩn, người dân thôn Hà Công (xã Quảng Lợi) cho biết, người dân trong thôn từ bao đời sống bằng ngư nghiệp, trong đó chủ yếu là khai thác nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân trong thôn.

Tuy nhiên, theo ông Chuẩn, từ cuối năm 2022, khi chưa có bất kỳ cuộc họp, hay thông báo nào với người dân, bỗng dưng có đoàn của xã, huyện chở hàng trăm cọc tre về đầu thôn và nói sẽ cắm cọc tại vùng mặt nước, nơi đánh bắt thủy sản từ trước đến nay của bà con thôn Hà Công để trồng rừng ngập mặn.

Ông Võ Chuẩn, người dân thôn Hà Công cho rằng nghề khai thác thủy sản của người dân địa phương sẽ bị ảnh hưởng khi triển khai trồng rừng ngập mặn. Ảnh: Công Điền.

Ông Võ Chuẩn, người dân thôn Hà Công cho rằng nghề khai thác thủy sản của người dân địa phương sẽ bị ảnh hưởng khi triển khai trồng rừng ngập mặn. Ảnh: Công Điền.

Người dân chúng tôi rất bị động trong việc tiếp cận thông tin về dự án nên nhiều bà con trong thôn không chịu cho đơn vị thi công cắm cọc. Nhiều người cũng khẳng định không dù được bồi thường cũng chịu vì đây là nguồn sinh kế hằng ngày của bà con địa phương.

"Dân ở đây từ bao đời sống bằng nghề khai thác thủy sản. Thu nhập chỉ nhờ vào con tôm, con rạm, con cá. Nếu trồng cây lên thì bà con rất thiệt hại, có thể thiệt hại hàng ngày luôn. Đề nghị chính quyền xem xét lại vị trí triển khai dự án", ông Chuẩn khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Hồ Cường, người dân thôn Hà Công nói, ông không đồng tình khi Nhà nước thu hồi phần diện tích mặt nước trên để trồng rừng ngập mặn. Nếu triển khai dự án thì bà con rất thiệt hại. Vì đây là chỗ bà con kiếm con cá, con tôm để sinh sống hằng ngày.

Còn theo ông Hồ Trúc, Trưởng thôn Hà Công, toàn thôn có 145 hộ thì có hơn 100 hộ hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp. Sau khi triển khai dự án, các cán bộ cấp xã, huyện và tỉnh mới đi vận động từng nhà nhưng người dân không đồng ý. “Hồi đó khi làm dự án họ không họp dân. Sau khi thiết kế bản vẽ rồi thì có mời đại diện thôn gồm Bí thư và Trưởng thôn để thông báo sẽ triển khai trồng rừng ngập mặn trên khu vực đánh bắt truyền thống. Do đó dân không đồng tình”, ông Trúc thông tin.

Năm 2023 UBND xã Quảng Lợi, UBND huyện Quảng Điền phối hợp với Công an huyện, Ban quản lý dự án FMCR  tổ chức nhiều cuộc họp với dân. Tuy nhiên tại các cuộc họp này, toàn bộ ý kiến của người dân đều không đồng tình triển khai dự án trên diện tích mặt nước trên phá Tam Giang.

Liên quan đến việc dân thôn Hà Công không đồng tình triển khai hợp phần trồng rừng ngập mặn, ông Lê Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền xác nhận dự án đã tạm dừng. Lãnh đạo huyện Quảng Điền cũng cho rằng, địa phương chỉ là đơn vị phối hợp nên mọi thông tin liên quan đến tiến độ dự án FMCR là của chủ đầu tư (Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nếu dự án tiếp tục triển khai thì huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ chủ trương của tỉnh. 

Dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” sử dụng vốn vay ưu đãi do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ, với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD, (vốn vốn vay IDA từ WB 150 triệu USD, vốn đối ứng 30 triệu USD.

Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2023, địa điểm thực hiện tại 8 tỉnh ven biển, gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm