Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới tiếp tục tăng cao vào tháng 11, trong bối cảnh thị trường toàn cầu có nhu cầu mạnh và nguồn cung thắt chặt.
Chỉ số giá lương thực của FAO, đo lường sự thay đổi hàng tháng của giá cả các mặt hàng ngũ cốc, sữa, thịt, dầu thực vật và đường quốc tế, đã tăng 1,6 điểm trong tháng 11 so với tháng trước lên 134,4 điểm.
Đây là mức tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ, đồng thời là tháng tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này.
Theo đó, trong 30 ngày vừa qua giá ngũ cốc và sữa tăng mạnh nhất, tiếp theo là đường, trong khi giá thịt và dầu thực vật giảm nhẹ đôi chút so với tháng trước.
Các chuyên gia đánh giá, chỉ số lạm phát đối với các mặt hàng thiết yếu bao gồm thực phẩm và năng lượng đều đã tăng vọt trong năm nay, do những khó khăn trong chuỗi cung ứng và sự thiếu hụt nguồn cung khi các quốc gia dỡ bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế đại dịch COVID-19.
FAO cho biết, giá lương thực thế giới tăng cao đang ảnh hưởng và tác động nặng nề đến các hộ gia đình có thu nhập thấp vì giá các mặt hàng thiết yếu như bánh mì, thịt, sữa và gạo đều tăng cao hơn đã chiếm một phần lớn thu nhập của họ.
Những tác động tiêu cực này gây ra cho người tiêu dùng đã đặt các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vào một tình thế khó khăn vì phải tăng lãi suất cao hơn giúp hạ nhiệt lạm phát, tuy nhiên động thái này cũng có nguy cơ làm sụt giảm sự phục hồi các nền kinh tế vốn đang mong manh.
Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã có chính sách ưu tiên đưa người Mỹ quay trở lại nơi làm việc để khắc phục tình trạng lạm phát. Nhưng với mức lạm phát giá tiêu dùng tăng ở tốc độ nhanh nhất trong vòng 30 năm vào tháng 10, giám đốc FED, ông Jerome Powell trong một tuyên bố trong tuần này với báo giới thậm chí đã đề cập đến hai từ "nghỉ hưu" khi mô tả mức độ lạm phát.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng đánh tín hiệu rằng FED có thể can thiệp bằng việc giảm mua trái phiếu để mở đường cho việc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, giá lương thực thế giới đã tăng 3,1% trong tháng 11 và tăng ở mức 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể giá lúa mì đã tăng trong 5 tháng liên tiếp và hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2011, do những khó khăn trong thu hoạch ở Úc liên quan đến những trận mưa bất thường, cùng với những thay đổi khó lường đối với chính sách xuất khẩu ở Nga.
Trong khi đó, giá ngô xuất khẩu cũng tăng mạnh trong tháng 11 do số lượng bán ra tăng mạnh ở các nước sản xuất lớn như Argentina, Brazil và Ukraine.
Chỉ số giá sữa thế giới cũng tăng 3,4 phần trăm hàng tháng và tăng 19,1 phần trăm so với một năm trước, do nhu cầu về sữa và bơ ngày càng tăng, trong khi nguồn dự trữ cạn kiệt.
Chỉ số giá đường của FAO ghi nhận mức trung bình tăng 120,7 điểm trong tháng 11 - cao hơn 1,4% so với tháng trước đó và cao hơn 40% so với năm ngoái.
Ngoại trừ chỉ số thịt giảm chút đỉnh 0,9% so với tháng 10, giảm ở tháng thứ tư liên tiếp nhưng nó vẫn cao hơn 17,6% so với tháng 11 năm ngoái. Nguyên nhân giảm nhẹ là do người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục giảm nhập khẩu mặt hàng thịt lợn, đặc biệt là từ các nước thuộc Liên minh châu Âu.