| Hotline: 0983.970.780

Gạo Việt Nam khẳng định vị thế từ các giải pháp sản xuất bền vững

Thứ Hai 17/10/2022 , 11:28 (GMT+7)

Phỏng vấn ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam - công ty hàng đầu về các giải pháp và công nghệ bảo vệ thực vật.

Nhân viên Syngenta hướng dẫn nông dân canh tác - Mô hình trình diễn hiệu quả kiểm soát dư lượng trong canh tác lúa do Syngenta và Olam thực hiện tại An Giang.

Nhân viên Syngenta hướng dẫn nông dân canh tác - Mô hình trình diễn hiệu quả kiểm soát dư lượng trong canh tác lúa do Syngenta và Olam thực hiện tại An Giang.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA và CPTPP… đã mở ra cơ hội để hạt gạo Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, không chỉ khách hàng ở các thị trường xuất khẩu mà người tiêu dùng trong nước cũng có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng gạo.

Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất lúa đảm bảo năng suất, chất lượng và dư lượng thuốc BVTV đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường xuất khẩu và nội địa, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam - công ty hàng đầu về các giải pháp và công nghệ BVTV.

- Trước xu hướng người tiêu dùng trong nước và quốc tế đang quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc BVTV trên lúa gạo, theo ông, chúng ta cần làm gì để không chỉ đáp ứng những đòi hỏi trên mà còn giúp hạt gạo Việt Nam có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước?

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm, vì vậy, việc sản xuất ra những sản phẩm lúa gạo đạt chất lượng cao, đảm bảo ATTP sẽ đánh trúng tâm lý khách hàng, góp phần tăng sức cạnh tranh đồng thời cải thiện đời sống của người trồng lúa.

Tuy nhiên, nông dân Việt Nam nói chung và nông dân ĐBSCL nói riêng, đa phần là các hộ có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu những kỹ thuật canh tác tiên tiến để sản xuất lúa chất lượng cao, bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng cũng như các thị trường khó tính.

Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, giúp hạt gạo Việt có được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và quốc tế, chúng ta cần tái cơ cấu sản xuất theo hướng liên kết chuỗi bền vững.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò nòng cốt, hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình và các tiêu chuẩn thị trường họ hướng đến. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp thành công với mô hình liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, giúp tăng thu nhập cho nông dân và tăng giá trị cho hạt gạo Việt.

- Là công ty hàng đầu về các giải pháp và công nghệ về cây trồng, Syngenta giúp doanh nghiệp và người nông dân đảm bảo các tiêu chí về chất lượng lúa gạo như thế nào?

Với thế mạnh về nghiên cứu và phát triển của tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông dược, từ năm 2016, Syngenta đã nghiên cứu thành công quy trình canh tác sử dụng thuốc BVTV hợp lý từ những công nghệ tiên tiến và đưa ra giải pháp GroMoreTM trên cây lúa, đáp ứng được đòi hỏi của các thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ.

GroMoreTM là giải pháp tích hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác dựa trên nền tảng kiến thức vững chắc nông học cây lúa và chế độ quản lý tổng hợp, quản lý tính kháng… áp dụng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, nhằm đảm bảo cải thiện đáng kể về năng suất, chất lượng và thu nhập cho nông dân.

GroMoreTM đã chứng minh ưu thế vượt trội, so với tập quán canh tác truyền thống của nông dân thông qua nhiều thí nghiệm trên cả nước, giúp cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng và lợi nhuận của người nông dân.

Thời gian qua, chúng tôi đã kết hợp với nhiều doanh nghiệp sản xuất lúa gạo lớn triển khai thành công nhiều dự án và xây dựng các mô hình trình diễn canh tác lúa áp dụng tiêu chuẩn SRP có ứng dụng giải pháp GroMoreTM mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo được lòng tin tuyệt đối với bà con và được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đánh giá cao.

Ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chụp ảnh cùng nông dân.

Ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chụp ảnh cùng nông dân.

- Vậy hiệu quả của giải pháp GroMoreTM đã được chứng minh thông qua những dự án cụ thể như thế nào, thưa ông?

Trong vụ hè thu năm 2022, Syngenta đã phối hợp với công ty cổ phần XNK An Giang (Angimex) triển khai mô hình (50 ha) liên kết sản xuất tại An Giang theo quy trình xuất khẩu Châu Âu, kiểm soát dư lượng thuốc BVTV. Angimex cam kết thu mua 100% sản lượng lúa. So với ruộng đối chứng, mô hình giúp giảm chi phí sản xuất từ 2 đến 4 triệu đồng/ha; lợi nhuận cao hơn từ 9,7-11,4 triệu đồng/ha. Mô hình này đã giúp tăng chất lượng lúa gạo, tăng lợi nhuận cho nông dân, đồng thời Angimex có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc BVTV để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật...

Trước đó, từ năm 2019-2020, chúng tôi hợp tác với Olam, một công ty toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, cùng Trung tâm Khuyến nông An Giang và Chi Cục BVTV Đồng Tháp thực hiện 8 mô hình canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP và sử dụng giải pháp BVTV GroMore của Syngenta kiểm soát dịch hại trên đồng ruộng và đảm bảo xuất khẩu thị trường Châu Âu và Mỹ.

Kết quả, nông dân trong các mô hình trình diễn áp dụng giải pháp GroMore đều có sự tin tưởng tuyệt đối vì giải pháp đã giúp quản lý hiệu quả sâu bệnh hại, ổn định được năng suất, tiết giảm số lần phun và tăng lợi nhuận trung bình từ 2 – 3 triệu đồng/ha, hạt gạo làm ra thỏa mãn điều kiện về dư lượng để xuất khẩu gạo đi các thị trường Châu Âu và Mỹ.

Ngoài ra, chúng tôi còn hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án áp dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa tại 3 tỉnh trọng điểm về lúa tại ĐBSCL là Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang… giúp kiểm soát tốt dịch hại, giảm số lần phun thuốc, tiết kiệm chi phí, giảm tác động môi trường, ổn định năng suất, tối ưu lợi nhuận…

Nông dân được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

Nông dân được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

- Được biết, Syngenta rất chú trọng và đề cao phát triển sản xuất bền vững, nhất là sản xuất lúa gạo. Vậy công ty đã làm gì để góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia “sản xuất xanh”, thưa ông?

Chúng tôi thấu hiểu rằng người nông dân cần được tiếp cận với những sản phẩm và giải pháp giúp họ bảo vệ mùa vụ nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phát triển bền vững.

Với 4 cam kết của Chương trình phát triển bền vững tới năm 2025, Syngenta sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân Việt Nam canh tác bền vững thông qua những dự án phù hợp với từng địa phương.

Syngenta sẽ tiếp tục đầu tư vào hoạt động R&D tại Việt Nam nhằm mang đến những sản phẩm thuốc BVTV, hạt giống có tính thích ứng cao có thể kiểm soát hiệu quả cao nhất các loại dịch hại mới phát sinh trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào các hoạt động tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.

Riêng đối với lĩnh vực sản xuất lúa gạo, cùng với việc hợp tác với các công ty trong chuỗi lúa gạo, chúng tôi sẽ tiếp tục đào tạo nông dân để hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất bền vững, hướng tới nâng cao chất lương và nâng tầm hạt gạo Việt Nam, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Có thể khẳng định, tất cả các giải pháp mà Syngenta triển khai đều nhằm hướng đến canh tác bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Một xã thu 135 tỷ đồng mỗi năm từ cây ổi

HẢI DƯƠNG Cây ổi chiếm 95% diện tích canh tác của xã Liên Mạc. Cây ổi dễ áp dụng VietGAP, nhanh cho khai thác kinh doanh, thu nhập cao, ổn định hơn nhiều so với trồng vải.