| Hotline: 0983.970.780

Giá muối giảm sâu, diêm dân không muốn ra đồng

Thứ Năm 02/04/2020 , 05:45 (GMT+7)

Mặc dù thời tiết trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nắng tốt, thuận lợi cho nghề sản xuất muối. Tuy nhiên do giá muối giảm sâu nên diêm dân không muốn ra đồng.

Do giá muối thấp nên chỉ lác đác vài diêm dân ở phường Ninh Diêm ra ruộng.

Do giá muối thấp nên chỉ lác đác vài diêm dân ở phường Ninh Diêm ra ruộng.

Chúng tôi về vùng sản xuất muối thuộc phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa- một trong những nơi sản xuất muối chủ lực ở tỉnh Khánh Hòa, với diện tích hơn 192 ha.

Theo ông Lê Hữu Phát, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Diêm, trong tổng diện tích trên có khoảng 40% diện tích muối trải bạt, còn lại là làm muối thủ công trên nền đất, với trên hơn 1.000 hộ làm muối.

Ghi nhận trên những ruộng muối sản xuất thủ công thuộc HTX muối 1/5 Ninh Diêm, chúng tôi cảm nhận không khí rất ảm đạm. Cả cánh đồng muối rộng hàng chục ha, nhưng chỉ lác đác vài diêm dân ra đồng.

Hỏi diêm dân Nguyễn Thanh (66 tuổi), ở phường Ninh Diêm mới biết do giá muối thấp, dao động từ 300 - 350 ngàn đồng/tấn, lại tiêu thụ chậm nên không kích thích diêm dân ra đồng.

Ông Thanh cho biết, giá muối hiện từ 300-350 đồng/kg, bán ra không đủ bù đắp chi phí.

Ông Thanh cho biết, giá muối hiện từ 300-350 đồng/kg, bán ra không đủ bù đắp chi phí.

Ông Thanh than vãn, giá muối hiện nay diêm dân làm ra thu chẳng đủ chi, thậm chí còn bù lỗ nếu mướn thêm công lao động gánh muối. Vì vậy, chỉ vài nơi là diêm dân ra đồng thôi. Số còn lại vẫn đang lưỡng lự có nên ra đồng làm muối hay không.

Như tổ của ông Thanh có 6 xã viên nhận khoán của HTX với với diện tích 4 sào muối. Tổ ông là một trong những tổ làm ra muối sớm nhất ở HTX, hiện đã cào 3 lứa muối, mỗi lứa 3 tấn. Tuy nhiên, lứa nào ông Thanh cũng chịu lỗ từ 400 - 500 ngàn đồng tiền công.

“3 tấn muối bán ra chỉ hơn 1 triệu đồng. Trong khi tiền chi 2 công gánh muối là 600 ngàn, 2 công cào muối là 400 ngàn, một công dồn muối là 150 ngàn đồng và một công kỹ thuật lấy nước vào ruộng là 400 ngàn.

Đó là chưa tính tiền chi nhận khoán của HTX là 28%. Số tiền bán muối không đủ chi nên diêm dân chịu lỗ nặng”, ông Thanh nói, giá muối thấp nên diêm dân năm nay chắc đói kém.

Còn ông Đặng Được, 56 tuổi, với thâm niên trên 20 năm làm muối dù ra đồng sản xuất, nhưng hỏi tình hình giá muối phải lắc đầu thở dài.

Hiện giá muối bán ra không chỉ thấp mà còn tiêu thụ chậm, ế thừa.

Hiện giá muối bán ra không chỉ thấp mà còn tiêu thụ chậm, ế thừa.

Ông Được cho biết, mới đầu vụ muối, diêm dân chưa làm ra muối nhiều mà đã rẻ và ế ẩm. Bây giờ chỉ vài nơi ra làm muối. Tổ nào làm giỏi lắm hiện cào được 3- 4 lứa muối là cùng. Trong khi mọi năm thời điểm này muối đã lên đồng rất nhiều, bởi diêm dân đã cào 9 - 10 lứa muối.

“Như tổ tôi có 4 người nhận khoán cảu HTX với 3 sào. Do giá muối thấp quá nên anh em chưa sản xuất được mẻ nào. Vừa rồi định làm mà dính một cơn mưa nên giờ tôi phải ra ruộng để cải tạo lại ruộng. Nhưng nếu làm ra muối, chúng tôi định tích trữ và đợi giá lên thôi, chứ bán ra lỗ nặng”, ông Được chia sẻ.

Ông Trương Công Hiến, Giám đốc HTX muối 1/5 cho biết, toàn HTX có trên 90 ha ruộng muối sản xuất thủ công, với khoảng 500 xã viên. Ông Hiến cũng thừa nhận do giá muối quá thấp khoảng 350 đồng/kg, nên các xã viên không mặn mà ra đồng. Vì vậy hiện nay các xã viên của HTX vẫn chưa làm ra muối nhiều dù thời tiết thuận lợi.

"Mọi năm thời điểm này, các xã viên đã sản xuât từ 500 - 600 tấn muối, nhưng hiện nay mới sản xuất được mấy chục tấn”, ông Hiến nói bà con cứ chần chừ chưa muốn ra đồng, dù HTX có liên kết với các tư thương mua muối, có bao nhiêu họ lấy bao nhiêu”.

Còn về nguyên nhân giá muối giảm mạnh theo ông Lê Hữu Phát, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Diêm, có thể do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến muối tiêu thụ chậm.

Theo các diêm dân, nghề làm muối vất vả vô cùng, vậy mà tình trạng muối mất giá những năm gần đây diễn ra thường xuyên. Do đó, bây giờ lớp trẻ không ai muốn kế nghiệp để làm nghề muối. Và, hiện hầu hết người làm muối thủ công ở Ninh Diêm đều tuổi trung niên trở lên.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất