| Hotline: 0983.970.780

Giá thực phẩm Tết tại Hà Nội tăng chóng mặt

Thứ Ba 09/02/2010 , 09:33 (GMT+7)

Từ Tết ông Công ông Táo (23 âm lịch) đến nay, giá thực phẩm tại các chợ ở Hà Nội liên tục tăng mạnh dù nguồn cung khá dồi dào.

Từ Tết ông Công ông Táo (23 âm lịch) đến nay, giá thực phẩm tại các chợ ở Hà Nội đang tăng mạnh theo ngày mặc dù nguồn cung khá dồi dào.

Tại các chợ lớn như Hàng Bè, Kim Liên, Thành Công, Láng Hạ, giá hầu hết các loại thịt tươi sống đã tăng 10% so với ngày 23 âm lịch và tăng tới 15-20% so với ngày thường. Gà ta làm sẵn đã tăng từ 145.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg. Thịt thăn bò loại I tăng từ 140.000 đồng lên 160.000 đồng.

Thịt lợn nạc vai tăng từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; thịt chân giò tăng từ 60.000 đồng/kg lên 70.000 đồng/kg. Trứng gà ta tăng từ 25.000 đồng/chục quả lên 28.000 đồng/chục quả.

Anh Bảy, một người bán thịt lợn tại chợ Láng Hạ cho biết mặc dù giá lợn hơi không tăng so với ngày thường nhưng giá thịt lợn tươi sống vẫn nhích lên theo ngày do càng gần đến Tết Nguyên đán, các loại thực phẩm vốn tiêu thụ rất mạnh trong ngày thường như nội tạng, thịt mỡ, thịt dọi không bán được cho các nhà hàng. Người mổ lợn buộc phải tăng giá các loại thịt khác để đảm bảo có lãi.

Anh Bảy cũng dự đoán năm nay là năm Hổ nên theo quan niệm tín ngưỡng, người dân sẽ dùng thịt chân giò nguyên chiếc để cúng ngoài trời thay vì cúng gà trống. Do vậy, nhu cầu thịt chân giò sẽ tăng rất mạnh trong hai ngày cao điểm 29 và 30 Tết âm lịch.

Trong khi đó, nguồn cung chân giò sẽ không thể dồi dào bằng gà trống nên chắc chắn giá chân giò sẽ phải lên tới trên 100.000 đồng/kg.

Chị Hạnh, một người bán thịt bò ở chợ Thành Công lại cho rằng năm nay cán bộ công nhân viên chức đều được tăng lương và thưởng cao hơn so với Tết năm ngoái nên người chăn nuôi và người bán hàng sẽ dễ dàng tự nâng giá để kiếm lời, nhất là đối với các loại thực phẩm chủ đạo trong mâm cỗ ngày Tết.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.