| Hotline: 0983.970.780

Giả thuyết mới: Nguồn gốc loài người là từ Châu Âu

Thứ Ba 23/05/2017 , 14:04 (GMT+7)

Lâu nay các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của loài người tiến hóa từ loài vượn sống cách đây khoảng 5 triệu năm ở châu Phi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây về các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Hy Lạp và Bulgaria đã mang lại một giả thuyết mới.

Các nhà nghiên cứu đến từ Pháp, Đức, Bulgaria, Hy Lạp, Canada và Australia đã tiến hành phân tích những chân răng từ 2 mẫu vật hóa thạch của loài sinh vật giống vượn, được biết đến là Graecopithecus freybergi, sống cách đây 7,2 triệu năm trước.

Hình ảnh đồ họa của các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Toronto (Canada) tái hiện chân dung loài Graecopithecus freybergi

Theo đó, bằng cách sử dụng công cụ chụp cắt lớp hàm dưới của mẫu vật được khai quật ở Hy Lạp năm 1944 và răng hàm trên của mẫu vật được tìm thấy ở Bulgaria năm 2009, các nhà khoa học cho rằng đây có thể là thành viên cổ xưa nhất trong dòng dõi loài người - bắt đầu sau khi tiến hóa tách khỏi loài sau này tiến hóa thành tinh tinh - họ hàng gần nhất của chúng ta. Cho đến nay, loài thuộc phân họ người cổ xưa nhất được biết đến là Sahelanthropus, sống cách đây 6-7 triệu năm ở nước Cộng hòa Chad thuộc châu Phi. 

Trao đổi với báo giới, các tác giả công trình nghiên cứu nhận định đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên, bởi lâu nay nguồn gốc của loài người thường được biết đến xuất phát từ loài vượn ở châu Phi. Dựa vào niên đại các mẫu hóa thạch Graecopithecus trên, họ đặt ra giả thuyết sự phân tách tiến hóa của loài vượn sang tổ tiên của loài người và tổ tiên của loài tinh tinh diễn ra tại khu vực Địa Trung Hải. Theo đó, những sự thay đổi về môi trường có thể đã giúp thúc đẩy quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài tổ tiên của loài người.

Cho đến nay, Graecopithecus vẫn là một loài sinh vật bí ẩn do các hóa thạch được tìm thấy rải rác ở khắp nơi. Kích thước của loài này gần bằng một con tinh tinh cái và thường sống trong các khu vực có đồng cỏ và rừng núi tương đối khô cằn, tương tự các khu vực đồng cỏ (xavan) ở châu Phi ngày nay, cùng với các loài linh dương, hươu cao cổ, tê giác, voi, linh cẩu và lợn rừng.

Hóa thạch răng hàm trên của Graecopithecus được tìm thấy ở Azmaka, Bulgaria
Hóa thạch quai hàm dưới của loài Graecopithecus được tìm thấy ở  Pyrgos Vassilissis, Hy Lạp
Các nhà khoa học nhận định hóa thạch vừa tìm thấy của loài Graecopithecus freybergi có niên đại cách đây 7,24 đến 7,17 triệu năm, cổ xưa hơn rất nhiều loài Sahelanthropus ở Cộng hòa Chad.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.