| Hotline: 0983.970.780

Sức sống của khoa học và công nghệ tại Học viện Nông nghiệp VN:

Gieo hạt giống đỏ, nảy mầm xanh

Thứ Bảy 10/12/2016 , 07:17 (GMT+7)

Trong suốt chặng đường 60 năm, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), phát triển công nghệ và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) đã đạt được...

18-49-34_1

Trong suốt chặng đường 60 năm, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), phát triển công nghệ và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.

Điển hình là các công trình được trao giải thưởng Hồ Chí Minh như: Chọn tạo giống lúa chiêm xuân và hè thu năng xuất cao, mở đầu phong trào thâm canh hạt 5 tấn lúa/ha ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1955 – 1974; Tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệm chuyển vụ lúa xuân ở miền Bắc Việt Nam nâng lên thành lý luận và phát động thành phong trào quần chúng những năm 1965 – 1975; Chọn tạo các giống lúa mới cho một số vùng sinh thái; Nghiên cứu lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam; Điều tra - Phân loại - Lập bản đồ đất Việt Nam. Học viện cũng là đơn vị đầu tiên ở Vệt nam sản xuất thành công giống lúa lai (Việt Lai 20) và đã chuyển nhượng thành công cho sản xuất với giá kỷ lục là 10 tỷ đồng, các giống lúa lai thương hiệu TH, cà chua lai thương hiệu HT…


Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám làm việc với Học viện Nông nghiệp VN về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
 

Gần đây nhất, vào tháng 6/2015, Học viện vô cùng tự hào được Bộ Khoa học và Công nghệ xếp hạng thứ 13 trên tổng số 20 tổ chức (trường đại học, viện nghiên cứu) có số lượng công bố quốc tế hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 và xếp thứ 4 trong top 10 trường đại học của Việt Nam, thứ 69 trong top 100 trường đại học Đông Nam Á, và là một trong 8 trường đại học của Việt Nam lọt vào danh sách 100 trường đại học hàng đầu Đông Nam Á theo công bố ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Webometrics.

Thành quả hoạt động khoa học công nghệ trong suốt 60 năm đã góp phần giúp cho HVN luôn giữ vững vị thế là một trong những trung tâm hàng đầu, uy tín trong cả nước và quốc tế về đào tạo và NCKH. Hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của HVN đã tạo nên những dấu ấn quan trọng như sau:

1. Xây dựng và phát triển nguồn lực chất lượng cao cho hoạt động NCKH:

Tổ chức thống nhất và liên kết: HVN là trung tâm đào tạo và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực, với 15 khoa, 84 bộ môn, 14 phòng, ban chức năng, 21 viện, trung tâm, công ty.

Nguồn nhân lực đa dạng, dồi dào: Số lượng cán bộ viên chức của Học viện là 1393 người, trong đó tỉ lệ tham gia NCKH của CBGD đạt 100%. Trên 53% có trình độ trên đại học, trên 90% được đào tạo tại các cơ sở đào tạo hàng đầu trên thế giới. Trên 56 % có độ tuổi dưới, lứa tuổi sung sức trong NCKH.

Cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại: Những năm gần đây, bên cạnh sự đầu tư với kinh phí hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước và các dự án HTQT để tăng cường cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, Học viện còn sử dụng nguồn kinh phí tự có để xây dựng mới cũng như nâng cấp phòng thí nghiệm và một số trung tâm nghiên cứu chuyên sâu.


Ngày hội việc làm tại Học viện Nông nghiệp VN

 

2. Đa dạng hóa nguồn kinh phí và nghiên cứu đáp ứng nhu cầu xã hội:

Số lượng các nhiệm vụ cũng như kinh phí phục vụ cho nghiên cứu khoa học của Học viện tăng dần qua các năm gần đây. Cụ thể là:

Giai đoạn 2000 – 2005, Học viện triển khai 500 nhiệm vụ với tổng kinh phí 60 tỷ đồng, trong đó cấp nhà nước 40, cấp bộ 150, hợp tác quốc tế 20, địa phương 50 và cấp cơ sở 240.

Giai đoạn 2006 – 2010: Học viện triển khai 1522 nhiệm vụ với tổng kinh phí 187 tỷ đồng, trong đó cấp nhà nước 58, cấp bộ 354, hợp tác quốc tế 64, địa phương 144 và cấp cơ sở là 902.

Giai đoạn 2011 – 2016: Học viện triển khai 1050 nhiệm vụ, với tổng kinh phí là 182 tỷ đồng, trong đó cấp nhà nước 92, cấp bộ 214, hợp tác quốc tế 17, địa phương 60 và cấp cơ sở 481. Trong giai đoạn này, Học viện cũng đang chủ trì và tham gia một số chương trình trọng điểm Quốc gia như: Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới, chương trình KHCN phát triển vùng Tây Bắc, Chương trình vacxin, Chương trình sản phẩm quốc gia: Lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, sữa và thịt bò...

3. Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ của Học viện đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:

NCKH và chuyển giao công nghệ của Học viện đã đạt được những thành tựu tạo nên những dấu ấn quan trọng cho sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Ngay từ những năm đầu thành lập (giai đoạn 1956 – 1967), các nhà khoa học của Học viện đã xây dựng được mô hình vườn cam điển hình cho vùng đồng bằng Bắc bộ, tuyển chọn thành công các giống đu đủ tốt, mô hình trại nuôi bò sữa, kỹ thuật nhân giống lợn nội và ngoại, kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo. Trong những năm tiếp theo (giai đoạn 1967 – 1975) đã lai tạo thành công các giống lúa cải tiến A1, A3, A4, T1 – 25; xác định được giống ngô, giống các cây vụ đông; quy trình gieo vãi lúa ở miền Bắc; lợn lai Đại bạch – Móng Cái theo hướng nạc, kỹ thuật bảo tồn tinh dịch lợn ngoại, điều trị thành công bệnh suyễn lợn, Bất hoạt giới tính gia súc bằng hóa chất, điều chế vacxin lasota; thiết kế chế tạo máy rũ đay ZD12...

Trong giai đoạn 2001 – 2015, Học viện đã chọn tạo thành công 35 giống cây trồng; 11 quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và bằng sáng chế trong lĩnh vực trồng trọt; 05 tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, 03 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí được công nhận và nhiều sản phẩm được ứng dụng vào thực tế sản xuất.

4. Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ xây dựng nông nghiệp, nông thôn

Học viện đã kí kết hợp tác và thực hiện nhiệm vụ khoa học cũng như chuyển giao TBKT với hầu hết địa phương trong cả nước (đã thực hiện trên 50 dự án, mô hình KHCN trong những năm 2011 – 2016). Một số mô hình tiêu biểu như: ứng dụng máy gặt mini, hệ thống máy canh tác đồng bộ khoai tây, mô hình trồng chuối tây lai, trồng hoa cúc vạn thọ lùn tại Hà Nội, mô hình sản xuất rau hữu cơ, mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, mô hình sản xuất hạt giống lúa lai tại Hà Nam, mô hình phục tráng giống bưởi, mô hình chăn nuôi cá trắm cỏ tại Hải Dương

Sự tham gia tích cực của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã thực sự góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Điển hình là các nhiệm vụ: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Xử lý chất thải bảo vệ môi trường…

5. Thành tích khen thưởng

Trong suốt chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển với những đóng góp và cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành nông nghiệp, nhiều cá nhân và tập thể của Học viện đã vinh dự được nhà nước trao trao tặng những phần thưởng cao quý như 05 giải thưởng Hồ Chí Minh; 01 Anh hùng lao động; 04 giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam (VIFOTECH); 03 giải thưởng Kovalevskaia và nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… về thành tích NCKH và chuyển giao công nghệ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.